9 TIPs kinh doanh vật liệu xây dựng thành công, không sợ lỗ
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, đang có ý định kinh doanh vật liệu xây dựng thì chắc hẳn có rất nhiều thắc mắc, lo lắng xoay quanh về việc chuẩn bị nguồn vốn, tìm đơn vị cung cấp, chọn sản phẩm và các giấy phép kinh doanh liên quan… Vì vậy, trong bài viết hôm nay, SCG đã tổng hợp toàn bộ những thắc mắc của chủ doanh nghiệp mới bắt đầu mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng để giải đáp chi tiết.
1. Kinh doanh vật liệu xây dựng cần điều kiện gì?
Để mở cửa hàng vật liệu xây dựng, bạn cần tuân thủ một số điều kiện cơ bản sau đây:
- Giấy phép kinh doanh: Bạn cần có giấy phép kinh doanh từ cơ quan chức năng hoặc cơ quan quản lý nhà nước liên quan.
- Đối với hộ kinh doanh cá thể: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
- Đối với doanh nghiệp: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Chứng chỉ chất lượng: Đối với một số loại vật liệu xây dựng, như xi măng, cát, gạch, sắt thép, bạn cần phải có chứng chỉ chất lượng sản phẩm từ cơ quan kiểm định chất lượng. Có thể tìm hiểu thêm tại Thông tư số 19/BXD-VLXD đối với mặt hàng VLXD kinh doanh có điều kiện.
- Vị trí và pháp lý: Cần phải có vị trí địa lý phù hợp cho việc kinh doanh, và phải tuân thủ các quy định pháp lý địa phương và quốc gia.
- Phù hợp với quy hoạch đô thị.
- Bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị.
- Bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- An toàn và môi trường: Cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường liên quan đến việc sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Quản lý và vận hành: Cần phải có hệ thống quản lý và vận hành chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cũng như tuân thủ các quy định pháp lý và môi trường.
Lưu ý:
Các quy định về điều kiện mở cửa hàng vật liệu xây dựng có thể thay đổi tùy theo từng địa phương. Do vậy, bạn nên liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh để được hướng dẫn cụ thể.
2. Nghiên cứu thị trường vật liệu xây dựng
Điều đầu tiên, các chủ doanh nghiệp cần làm đó là nghiên cứu, khảo sát thị trường ngành VLXD hiện nay như thế nào. Thêm vào đó, thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu, giá cả, cung cầu tại từng thời điểm… cũng rất quan trọng. Cụ thể các vấn đề cần tìm hiểu khi tiến hành nghiên cứu thị trường bao gồm:
- Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ chính của mình là ai? Có điểm mạnh gì và sử dụng nguồn lực như thế nào? Đồng thời, chủ cửa hàng cũng sẽ nhận thấy các ưu điểm và nhược điểm trong chiến lược bán hàng để xây dựng một kế hoạch cạnh tranh hiệu quả.
- Khách hàng mục tiêu: Khách hàng của bạn là ai? Nhu cầu VLXD của khách hàng trong khu vực dự định mở địa điểm kinh doanh như thế nào? Sản phẩm nào bán chạy? Mức chi trả của khách hàng ra sao?
- Thị trường ngành: Tìm hiểu về sự biến động của giá vật liệu xây dựng như thế nào? Đang có những vấn đề liên quan đến lĩnh vực bất động sản hay tình hình triển khai các dự án xây dựng?…
3. Huy động vốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng
Số vốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng phụ thuộc vào quy mô cửa hàng lớn hay nhỏ. Trung bình, để mở một cửa hàng mua bán vật liệu xây dựng, số vốn cần huy động có thể lên đến con số hàng trăm triệu đồng. Số tiền này nhằm mục đích chi trả các khoán chi phí cố định như thuê mặt bằng, phí tu sửa cửa hàng, chi phí nhập nguyên vật liệu xây dựng…
Bên cạnh đó, với một số chủ cửa hàng sử dụng vốn vay vốn ngân hàng để kinh doanh cần xem xét các yếu tố như lãi suất, thời hạn và rủi ro tài chính để đảm bảo đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp cho mô hình kinh doanh của mình. Nếu không có đủ nguồn vốn để kinh doanh, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng có thể cân nhắc chọn hình thức đại lý để được hỗ trợ vốn từ đầu.
Ngoài ra, kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn cũng là một gợi ý hay mà bạn nên cân nhắc. Bởi chi phí thuê mặt bằng ở đây khá rẻ. Hơn nữa, nếu có nguồn kinh phí hạn hẹp, bạn nên chọn các mặt hàng phổ thông, dễ bán như gạch, cát, đá, gạch ốp, sơn bả, nhóm nội – ngoại thất.
4. Tìm kiếm mặt bằng, địa điểm bán vật liệu xây dựng
Để có thể mở cửa hàng vật liệu xây dựng thuận lợi thì vị trí mặt bằng là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp cần cân nhắc khi kinh doanh. VLXD là mặt hàng đặc thì chiếm khá nhiều diện tích do đó doanh nghiệp cần tìm kiếm những địa điểm có không gian rộng rãi để có thể trưng bày và lưu trữ hết các sản phẩm.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên lưu ý đến vấn đề giao thông khi chọn mặt bằng kinh doanh. Nên chọn những vị trí, địa điểm có giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa cũng như cung ứng sản phẩm đến tận tay khách hàng dễ dàng hơn.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng kinh doanh đáp ứng các điều kiện về vị trí, không gian thì có thể cân nhắc phương án sử dụng các nhà kho để lưu trữ vật liệu. Tuy nhiên, các nhà kho nên được xây dựng gần với cửa hàng và đàm bảo các yếu tố chống mưa dột, ẩm ướt.
5. Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng
Chất lượng của sản phẩm là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của việc kinh doanh vật liệu xây dựng. Do đó, lựa chọn được nguồn hàng uy tín giúp bạn an tâm hơn về chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Đồng thời, giá cả tại các đơn vị lớn cũng rất rõ ràng, minh bạch đi kèm với nhiều chính sách trợ giá, bảo hành sản phẩm tốt.
Để có thể lựa chọn được nguồn hàng tốt, giá cả phải chẳng thì có 3 nguồn nhập chính phải kể đến đó là:
- Nhập hàng trực tiếp từ các công ty sản xuất vật liệu xây dựng: Đây là nguồn hàng phổ biến và được nhiều cửa hàng lựa chọn. Hơn nữa, giá cả cũng sẽ tốt hơn vì giảm thiểu chi phí trung gian nhờ trở thành đại lý thức của thương hiệu. Nhược điểm duy nhất khi lựa chọn nhập hàng từ nguồn này là chịu sự ràng buộc trực tiếp từ phía các công ty sản xuất vật liệu xây dựng.
- Nhập hàng qua tổng đại lý của khu vực: Với nguồn nhập này, giá cả sản phẩm sẽ cao hơn vì đã qua một cấp trung gian. Tuy nhiên, bạn sẽ được nhập đa dạng các mặt hàng của nhiều đơn vị cung cấp, đồng thời mức độ chịu sự ràng buộc cũng thấp hơn.
- Nhập vật liệu xây dựng từ nước ngoài: Thị trường trong nước dần có xu hướng ưa thích hàng ngoại nhập và việc sử dụng vật liệu xây dựng từ nước ngoài đang trở nên phổ biến. Nếu tài chính cho phép, các cửa hàng có thể cân nhắc sử dụng nguồn hàng ngoại nhập để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Dựa trên những ưu và nhược của từng nguồn hàng trên, đề xuất tốt nhất cho bạn là nên chọn nhập hàng trực tiếp từ các công ty sản xuất vật liệu xây dựng để có được mức giá tốt hơn cũng như đảm bảo chất lượng, uy tín cho sản phẩm. Trong đó, SCG là công ty vật liệu xây dựng hàng đầu mà bạn không thể bỏ qua. Với vị thế là tập đoàn hàng đầu trong khu vực ASEAN trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng, SCG luôn cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất.
6. Xác định nhóm các mặt hàng vật liệu xây dựng chủ chốt
Có vô vàn các loại vật tư xây dựng để bạn lựa chọn. Thế nhưng, khi mới khởi nghiệp, bạn không thể thầu hết tất cả các hạng mục mà chỉ nên chọn ra những mặt hàng chủ lực để kinh doanh. Để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, bạn có thể chia vật liệu xây dựng thành 3 nhóm chính:
- Nhóm vật liệu thô: Bao gồm gạch, cát, đá, phụ kiện, xi măng, phụ kiện…
- Nhóm sản phẩm hoàn thiện: Bao gồm gạch ốp lát, tấm xi măng ốp trần, tấm xi măng làm tường, tấm xi măng lót sàn, sơn tường, bột trét…
- Nhóm vật liệu nội, ngoại thất: Bao gồm thiết bị điện, nước, hàng rào, bồn cầu, lavabo, đồ gỗ, sắt, mái, đèn…
Việc xác định mặt hàng chủ lực sẽ phụ thuộc vào nguồn vốn và vị trí kinh doanh của cửa hàng. Ví dụ, nếu cửa hàng kinh doanh nhỏ ở nông thôn thì nên tập trung vào mặt hàng chủ lực ở nhóm vật liệu thô. Các sản phẩm ở nhóm này có chi phí rẻ, ít bị tồn kho nên có lợi nhuận cao hơn so với nhóm hoàn thiện, tuy nhiên khả năng thu hồi vốn khá chậm. Ngoài ra, để đáp ứng các nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng của khách hàng, bạn cũng cần cập nhật thêm các loại vật liệu xây dựng mới và xu hướng của người tiêu dùng hiện nay.
7. Hoàn tất thủ tục đăng ký mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng là những nguyên liệu có nguồn gốc từ hữu cơ, vô cơ, kim loại được dùng trong việc xây dựng nên các công trình, có khối lượng lớn, khá cồng kềnh trong quá trình vận chuyển và dự trữ, do đó, kinh doanh các loại vật liệu này có thể tác động đến môi trường và trật tự xã hội, đặc biệt là trong khu vực đô thị. Vì vậy, việc xin giấy phép kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng là cần thiết.
Các thủ tục để xin giấy phép kinh doanh bao gồm các bước:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để xin giấy phép kinh doanh và nộp lên Sở kế hoạch đầu tư
- Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
- Bước 3: Khắc con dấu cho doanh nghiệp và nộp hồ sơ để thông báo mẫu dấu
Ngoài ra, để có thể mở cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng, các chủ đầu tư cần đáp ứng được những điều kiện sau:
- Có được đầy đủ các loại giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng nhà đất, nơi đặt cửa hàng kinh doanh.
- Địa chỉ đáp ứng được các quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương
- Cửa hàng bán vật liệu xây dựng phải có đủ diện tích để thực hiện các công việc như: Xuất/nhập hàng hóa, không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây nên tình trạng ùn tắc giao thông
- Các loại vật liệu xây dựng có khối lượng lớn, cồng kềnh, dễ tạo ra khói bụi không được bày bán tại trung tâm của các thành phố, thị xã.
- Trên biển hiệu phải ghi rõ tên cửa hàng, tên công ty, tổ hợp tác hoặc hộ kinh doanh. Hàng hóa bày bán phải có xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, ghi rõ hướng dẫn sử dụng cho khách hàng.
- Địa điểm kinh doanh phải trang bị đủ phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy, biển báo an toàn tại nơi trưng bày vật liệu xây dựng dễ gây cháy nổ.
- Cửa hàng phải có ngăn cách để đảm bảo an toàn cho mọi người tại nơi bán vật liệu xây dựng có hóa chất, bụi, mùi độc hại. Các hố, bể vôi tôi phải được xây dựng dựng rào chắn và đặt biển báo nguy hiểm. Cửa hàng không được phép cắt, mài cạnh đá ốp lát ngay trên vỉa hè, đường phố, không được để nước, bụi bẩn vương vãi ở những nơi công cộng.
8. Kinh nghiệm quản lý cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng
Quản lý hàng hóa:
- Phân loại và sắp xếp hàng hóa theo nhóm, chủng loại, thương hiệu, quy cách một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo dễ dàng tìm kiếm, kiểm kê và xuất nhập kho.
- Áp dụng phương thức quản lý tồn kho tiên tiến (như FIFO, LIFO) để tối ưu hóa lượng hàng hóa lưu kho, tránh tình trạng tồn kho quá nhiều hoặc thiếu hụt, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và dòng vốn.
- Cập nhật thông tin sản phẩm (như giá cả, xuất xứ, đặc điểm kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng) một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời trên hệ thống quản lý và website của cửa hàng để cung cấp cho khách hàng thông tin tham khảo cần thiết.
Quản lý bán hàng:
- Xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp, bao gồm các bước từ tiếp đón khách hàng, tư vấn sản phẩm, xử lý đơn hàng, thanh toán, giao hàng và chăm sóc khách hàng sau bán.
- Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng có kiến thức chuyên môn về vật liệu xây dựng, kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng tốt để hỗ trợ khách hàng hiệu quả.
- Cung cấp các dịch vụ bán hàng đa dạng và tiện lợi cho khách hàng như thanh toán trực tuyến, giao hàng tận nơi, đổi trả hàng hóa,…
Quản lý nhân sự:
- Xây dựng quy chế quản lý nhân sự rõ ràng, bao gồm các quy định về tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật,… để đảm bảo công bằng và hiệu quả.
- Thực hiện tuyển dụng nhân viên dựa trên các tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp và phù hợp với vị trí công việc.
- Đầu tư vào đào tạo nhân viên để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng bán hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng và kỹ năng quản lý.
Quản lý tài chính:
- Thiết lập hệ thống quản lý tài chính chặt chẽ, bao gồm các quy trình về thu chi, ngân sách, kế toán, thanh toán,… để đảm bảo minh bạch và hiệu quả.
- Sử dụng phần mềm kế toán để quản lý tài chính hiệu quả, theo dõi thu chi, lập báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính của cửa hàng.
- Lập kế hoạch ngân sách hợp lý cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư và dự phòng rủi ro.
9. Lên chiến lược bán hàng và marketing cho cửa hàng
Việc lập một kế hoạch quảng cáo cụ thể sẽ giúp chủ cửa hàng xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và tập trung tiếp thị một cách tốt nhất, tiết kiệm thời gian và tiền bạc, tránh lãng phí tài nguyên.
Hiện nay, có hai hình thức chính để tiếp cận khách hàng, bao gồm:
- Quảng cáo truyền thống: Đây là hình thức đã tồn tại từ lâu và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng. Phương pháp quảng cáo truyền thống bao gồm: Sử dụng tờ rơi, bảng quảng cáo, băng rôn, quảng cáo trong bản tin báo chí… Những phương thức này giúp cửa hàng tiếp cận nhanh chóng và truyền tải thông điệp đến khách hàng. Hình thức này mang lại hiệu quả cao nhất trong các khu vực nhỏ, tuy nhiên chi phí thực hiện sẽ khá đắt.
- Quảng cáo trực tuyến: Các chủ cửa hàng có thể sử dụng hình thức quảng cáo trực tuyến để tạo thương hiệu, thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng hơn. Sau đó, cửa hàng có thể tổ chức các chương trình khuyến mãi để hấp dẫn khách hàng, tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận. Các kênh tiếp thị trực tuyến bao gồm: Mạng xã hội, trang web rao vặt, diễn đàn uy tín trong lĩnh vực xây dựng.
Ngoài ra, song song với việc tập trung tiếp cận những khách hàng mới thì việc chăm sóc, duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ thông qua các dịp như tiệc mừng đổ móng, tân gia… hay quà tặng cho chủ thầu thân thiết cũng hết sức quan trọng. Bởi những khách hàng cũ này cũng được xem là một cách tiếp thị tốt thông qua hình thức truyền miệng, giới thiệu cho sản phẩm cho những người thân quen hay khách hàng của họ…
10. Quản lý vận chuyển khi kinh doanh vật liệu xây dựng
Việc vận chuyển hàng hóa trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thông thường, khách hàng sẽ không có khả năng tự mình vận chuyển sản phẩm về nhà. Do đó, cửa hàng nên xây dựng phương án hỗ trợ khách hàng vận chuyển hàng hóa.
Xây dựng chính sách vận chuyển, các cửa hàng có thể lựa chọn hình thức tự vận chuyển hoặc hợp tác với các đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực vận chuyển (nếu tài chính không cho phép). Khi vấn đề vận chuyển được giải quyết một cách dễ dàng, khách hàng sẽ không có lý do gì mà không quay lại sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của cửa hàng.
11. Rủi ro trong kinh doanh vật liệu xây dựng
Rủi ro về thị trường:
- Nhu cầu thị trường biến động: Nhu cầu vật liệu xây dựng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình kinh tế, chính sách nhà nước, xu hướng đầu tư, v.v. Do vậy, doanh nghiệp cần theo dõi sát sao thị trường để có chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Cạnh tranh gay gắt: Ngành vật liệu xây dựng có nhiều doanh nghiệp tham gia, cạnh tranh gay gắt về giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh hiệu quả để thu hút khách hàng.
Rủi ro về giá cả:
- Giá nguyên vật liệu biến động: Giá nguyên vật liệu đầu vào như thép, xi măng, cát, đá, v.v. thường xuyên biến động do nhiều yếu tố như giá nhiên liệu, giá trị đồng tiền, v.v. Do vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch dự phòng để kiểm soát rủi ro về giá cả.
- Cạnh tranh về giá: Doanh nghiệp cần có chiến lược giá cả phù hợp để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
Rủi ro về tài chính:
- Vốn đầu tư lớn: Kinh doanh vật liệu xây dựng cần vốn đầu tư lớn để mua hàng hóa, kho bãi, trang thiết bị, v.v. Do vậy, doanh nghiệp cần có nguồn vốn tài chính ổn định để duy trì hoạt động kinh doanh.
- Rủi ro về dòng tiền: Doanh nghiệp cần quản lý dòng tiền hiệu quả để đảm bảo thanh toán các khoản chi phí và đầu tư.
Mở cửa hàng vật liệu xây dựng có thể chứa đựng nhiều rủi ro, tuy nhiên nếu doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh chi tiết, quản lý rủi ro hiệu quả và tuân thủ pháp luật thì có thể giảm thiểu rủi ro và thành công trong lĩnh vực này.
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng mà chủ cửa hàng, đại lý nên biết. Qua những thông tin trên, SCG chúc các chủ cửa hàng, đại lý sẽ thật thành công trong việc kinh doanh của mình. Hãy đón đọc thêm những bài viết sau của SCG để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
→ Có thể bạn quan tâm:
SCG Việt Nam
Bài Viết Liên Quan