CÁCH TÍNH VẬT LIỆU XÂY NHÀ CHI TIẾT, CHUẨN XÁC NHẤT
Bạn đang chuẩn bị xây nhà nhưng chưa biết nên mua bao nhiêu vật liệu? Bạn cần tìm hiểu cách tính vật liệu xây nhà chi tiết? Hãy cùng SCG tham khảo ngay bài viết sau để biết cách tính số lượng vật liệu xây dựng cần thiết khi xây nhà nhé!
1. Cách tính vật liệu xây nhà thông qua diện tích
Để tính toán lượng vật liệu cần thiết cho việc xây dựng một ngôi nhà, đầu tiên bạn cần tính diện tích của căn nhà, theo công thức:
Tổng diện tích sàn xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích khác
Trong đó:
- Diện tích sàn sử dụng là diện tích được bao phủ hoàn toàn bởi mái (bao gồm bê tông cốt thép, nền ngói, tôn và sàn bê tông cốt thép dưới lợp mái, ô cầu thang, giếng trời…)
- Các diện tích khác bao gồm
- Móng, dầm giằng, bể nước, bể phốt và hố ga
- Móng đơn tính 20 – 25% diện tích tầng trệt.
- Móng cọc tính 30 – 40% diện tích tầng trệt, hầm phân hố ga bê tông cốt thép, móng cọc nền bê tông cốt thép và dầm giằng tính 50 – 70% diện tích tầng trệt.
- Móng bè và móng băng tính 40 – 60% diện tích tầng trệt.
- Tầng hầm (So với code vỉa hè)
- Độ sâu từ 1 – 1.5m: 150% diện tích.
- Độ sâu từ 1.5 – 2m: 170% diện tích.
- Độ sâu hơn 2m: 200% diện tích
- Móng, dầm giằng, bể nước, bể phốt và hố ga
Theo quy định của Bộ Xây dựng Việt Nam, phần nổi của tầng hầm (tính đến sàn trệt) tối đa là 1,2 m so với code vỉa hè. Điều này có nghĩa là tầng hầm không được cao quá 1,2 m so với mặt đường.
Ví dụ: Nếu code vỉa hè là 1,5 m, thì phần nổi của tầng hầm tối đa chỉ được cao 0,3 m.
Lưu ý:
-
-
- Tầng hầm không được phép xây dựng với những ngôi nhà phố có mặt tiền giáp lộ giới khoảng cách nhỏ hơn 6m.
- Tầng hầm phải được thiết kế và thi công đúng theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, có thể tham khảo quy định tại đây.
- Phần mái và sân thượng
- Có mái che: 75% diện tích sàn.
- Nếu không có mái che: 50% diện tích sàn.
- Có dàn lam bê tông hoặc trang trí: 75% diện tích sàn.
- Có giàn hoa, lát nền, xây tường bao cao 1m, diện tích tùy thuộc vào độ phức tạp, tính 75 – 100% diện tích sàn.
- Lát nền, xây tường bao cao 1m: 50% diện tích sàn.
- Có mái láng hoặc mái chống thấm xây cao 20 – 30cm: 15% diện diện tích sàn
- Mái chống nóng cao: 30 – 50% diện tích sàn
- Mái tôn (đối với nhà tầng): 75% diện tích sàn
- Mái ngói có trần giả: 100% diện tích sàn chéo dựa theo mái
- Trường hợp mái đã đổ bê tông và lợp thêm ngói: 150 – 175% diện tích sàn chéo dựa theo mái
- Mái ngói có trần thạch cao: 125% diện tích sàn
- Đối với các diện tích thành phần khác:
- Diện tích giếng trời: 30 – 50% diện tích ô thang.
- Đối với các ô trống trong nhà,
- Diện tích nhỏ hơn 8m2: 100% diện tích sàn
- Diện tích lớn hơn 8m2: 50% diện tích sàn.
- Diện tích bảng thang tính theo mặt bằng chiếu của bản thang.
- Diện tích của bể phốt, bể nước tính 75% diện tích sàn dựa theo đơn giá xây thô hoặc diện tích phủ bì của bể.
- Lô gia tính 100% diện tích mặt sàn.
-
Ví dụ: Cách tính vật liệu xây nhà phố có 3 tầng, một gian nhỏ trên tầng mái và móng cọc bằng bê tông cốt thép. Diện tích của mỗi tầng là 100 mét vuông, gian nhỏ trên tầng mái có diện tích 40 mét vuông. Ngoài ra, ngôi nhà có một sân thượng phía sau nhà với diện tích là 30 mét vuông và cao 1 mét.
Để tính tổng diện tích sàn xây dựng, chúng ta cộng tổng diện tích sàn sử dụng và diện tích các phần khác như móng cọc, giàn bông và sân thượng.
Diện tích sàn sử dụng = 3 x 100 + 30 (gian nhỏ trên tầng mái) = 330 mét vuông.
Diện tích của móng cọc = 30% x 100 mét vuông = 30 mét vuông.
Diện tích của giàn bông và sân thượng = 75% x 40 + 50% x 30 = 30 + 15 = 45 mét vuông.
Cuối cùng, tổng diện tích sàn xây dựng của ngôi nhà này là 330 mét vuông (sàn sử dụng) + 30 mét vuông (móng cọc) + 45 mét vuông (giàn bông và sân thượng) = 405 mét vuông.
Ngoài ra, cách tính vật liệu xây nhà còn có thể tính toán dựa trên diện tích nhà theo công thức như sau: Đối với tầng 1 sẽ tính 100%, với mỗi tầng lầu cộng thêm 100%. Nếu nhà có mái, giá vật liệu mái sẽ là 30% nếu dùng mái tôn, 50% nếu dùng mái bằng và 70% nếu sử dụng mái ngói. Nếu có sân thì số vật liệu sân là 50% của diện tích sân.
2. Cách tính chi phí vật liệu làm móng nhà
Để tính chi phí vật liệu làm móng nhà là một bước trong cách tính vật liệu xây nhà, bạn cần xác định loại móng nền bạn muốn sử dụng cho công trình xây dựng. Bạn có thể sử dụng phương pháp đo đất để xác định loại móng nền cần thiết. Nếu đã có hiểu biết về đất đai tại vị trí xây dựng, bạn có thể tự xác định loại móng, miễn là bạn chắc chắn.
Tiếp theo, bạn có thể tính toán chi phí vật liệu dùng để làm móng nhà dựa trên các công thức sau đây:
- Móng đơn: Chi phí móng đơn thường đã bao gồm trong đơn giá thi công tổng thể của dự án.
- Móng bằng một phương: Chi phí khoảng 50% của diện tích tầng 1 nhân với đơn giá tính phần thô.
- Móng bằng hai phương: Chi phí khoảng 70% của diện tích tầng 1 nhân với đơn giá tính phần thô.
- Móng cọc (ép tải): 350.000/m x số cọc x chiều dài của cọc + số lượng nhân công ép cọc + Hệ số đào móng: 0.2 x (diện tích của tầng 1 + diện tích của sân) x đơn giá của phần thô
- Móng cọc (khoan nhồi): 650.000/m x số cọc x chiều dài của cọc + Hệ số đào móng: 0.2 x (diện tích của tầng 1 + diện tích của sân) x đơn giá tính phần thô
Lưu ý rằng đơn giá cọc và chi phí nhân công có thể thay đổi tùy theo vị trí và điều kiện địa phương.
3. Cách tính vật liệu xây nhà chi tiết
3.1 Khối lượng sắt thép trên mỗi m3 nhà
Ở mỗi phần khác nhau trong ngôi nhà, chúng ta cần sử dụng lượng sắt thép khác nhau để đảm bảo khả năng chịu lực cần thiết. Cụ thể:
- Móng nhà: Từ 100 đến 120kg sắt thép cho mỗi mét khối (1m³).
- Dầm: Từ 180 đến 200 kg sắt thép cho mỗi mét khối (1m³).
- Sàn nhà: Từ 120 đến 150 kg sắt thép cho mỗi mét khối (1m³).
- Cột và trụ đỡ: Từ 170 đến 190kg/m³ hoặc từ 200 đến 250kg/m³, tùy thuộc vào khoảng cách giữa các cột.
- Tường vách: Từ 180 đến 200kg sắt thép cho mỗi mét khối (1m³).
- Hạng mục cầu thang: Từ 120kg đến 140kg sắt thép cho mỗi mét khối.
Để lựa chọn loại sắt thép phù hợp, bạn hãy tuân thủ theo các hướng dẫn sau:
- Móng cột: Sử dụng sắt thép có độ phi nhỏ hơn 10, lượng sắt cần là 20kg. Đối với sắt thép có độ phi từ 10 đến 18, bạn sẽ cần 50kg. Với độ phi lớn hơn 18, bạn sẽ cần 30kg sắt thép.
- Sàn nhà với độ phi nhỏ hơn 10: Cần 90kg sắt thép.
- Lanh tô với độ phi nhỏ hơn 10: Cần 80kg sắt thép.
- Cầu thang với độ phi nhỏ hơn 10: Cần 75kg sắt thép. Đối với độ phi từ 10 đến 18, cần 45kg.
Lưu ý rằng đây chỉ là thông tin tham khảo, số liệu chính xác có thể thay đổi tùy theo dự án xây dựng cụ thể.
3.2 Khối lượng cát, đá, xi măng cho 1m3 bê tông
Trong quá trình xây dựng nhà, chúng ta cần xác định tỷ lệ cát, đá và xi măng cần sử dụng trong mỗi khối bê tông, được gọi là “cấp phối bê tông.” Điều này phụ thuộc vào loại bê tông mà chúng ta đang sử dụng, ví dụ như bê tông Mác 100, 150, 200, 250, 300… Mỗi loại bê tông sẽ có bảng tỷ lệ cụ thể về cát, đá và xi măng trong 1m3 bê tông:
Vật liệu | Mác 150 | Mác 200 | Mác 250 |
Xi măng (kg) | 288.025 | 350.550 | 415.125 |
Cát vàng (m3) | 0.505 | 0.481 | 0.455 |
Đá 1×2 cm (m3) | 0.913 | 0.900 | 0.887 |
Nước (lít) | 185 | 185 | 185 |
>>>> Tìm hiểu thêm: Bảng giá vật liệu xây dựng mới nhất 2023 [CẬP NHẬT LIÊN TỤC]
3.3 Tính số lượng gạch cho 1m2 tường
Trên thị trường hiện nay, số lượng gạch để xây tường ước tính cho mỗi mét vuông giao động từ 58 – 62 viên (tùy thuộc vào mạch vữa giữa viên gạch và kích thước của viên gạch). Với diện tích đã tính toán, bạn có thể xác định số lượng viên gạch cần sử dụng. Tùy thuộc vào loại gạch (gạch ống, gạch thẻ), kích thước của từng viên gạch và loại tường (tường thẳng, tường cong), cũng như độ dày của tường (ví dụ: tường 100, tường 200), số lượng viên gạch cụ thể sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, để đơn giản hóa việc tính toán, bạn có thể tham khảo bảng định mức dưới đây:
Đối với gạch ống:
Loại công tác | Diện tích | Loại vật liệu | Quy cách (cm) | Đơn vị | Số lượng định mức |
Gạch ống 20cm | 1m² | Gạch ống | 8 x 8 x 19 | viên | 58 |
Vữa | lít | 43 | |||
Gạch ống dày 20cm | 1m² | Gạch ống | 8 x 8 x 19 | viên | 118 |
Vữa | lít | 51 | |||
Gạch ống dày 10cm | 1m² | Gạch ống | 10 x 10 x 20 | viên | 46 |
Vữa | lít | 15 | |||
Gạch ống dày >= 30cm | 1m² | Gạch ống | 10 x 10 x 20 | viên | 443 |
Vữa | lít | 169 |
(Nguồn: congtythietkexaydung.net)
Đối với gạch thẻ:
Loại công tác | Đơn vị tính | Loại vật liệu | Quy cách (cm) | Đơn vị | Số lượng |
Gạch thẻ dày 10cm | 1m² | Gạch thẻ | 5 x 10 x 20 | viên | 83 |
Vữa | lít | 23 | |||
Gạch thẻ dày 20cm | 1m² | Gạch thẻ | 5 x 10 x 20 | viên | 162 |
Vữa | lít | 45 | |||
Gạch thẻ dày >= 30cm | 1m² | Gạch thẻ | 5 x 10 x 20 | viên | 790 |
Vữa | lít | 242 | |||
Gạch thẻ dày 10cm | 1m² | Gạch thẻ | 4 x 8 x 19 | viên | 103 |
Vữa | lít | 20 | |||
Gạch thẻ dày 20cm | 1m² | Gạch thẻ | 4 x 8 x 19 | viên | 215 |
Vữa | lít | 65 | |||
Gạch thẻ dày >= 30cm | 1m² | Gạch thẻ | 4 x 8 x 19 | viên | 1.068 |
Vữa | lít | 347 |
(Nguồn: congtythietkexaydung.net)
Lưu ý: Số liệu trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Số liệu chính xác sẽ phụ thuộc vào tường nhà và cách mà bạn muốn xây dựng.
>>>> Tìm hiểu thêm: Tỷ lệ xi măng cát xây tường bao nhiêu là đủ?
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tính vật liệu xây nhà mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn muốn dự trù bảng kinh phí để chuẩn bị xây nhà thì những thông tin trên sẽ rất cần thiết. Ngoài ra, bạn hãy tham khảo thêm các bài viết khác của SCG để biết thêm được nhiều thông tin bổ ích nhé!
SCG Việt Nam
Sản phẩm liên quan
Bài Viết Liên Quan