Skip to main content

QUY TRÌNH XÂY MÓNG NHÀ CHI TIẾT TỪ A ĐẾN Z

SCG Vật Liệu Xây Dựng
20 Tháng Mười Một, 2023

Quy trình xây móng nhà là bước quan trọng nhất trong việc thi công với vai trò quyết định đến cấu trúc và sự bền vững của công trình về sau. Bài viết sau đây VLXD SCG sẽ giới thiệu đến bạn móng nhà và quy trình xây dựng chi tiết cho từng loại móng. Cùng xem và thực hiện nhé!

1. Các loại móng nhà

Hiện tại, trong xây dựng công trình sẽ có các loại móng như: móng cọc, móng đơn, móng băng hoặc móng bè. Việc chọn loại móng thích hợp và an toàn phải dựa trên nhiều yếu tố trong đó điều kiện nền và tải trọng của công trình là quan trọng nhất.

Móng đơn

Móng đơn là các loại móng nâng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng cạnh nhau có tác dụng chịu lực. Loại móng thường được sử dụng dưới chân cột điện, cột giao thông, mố trụ cầu,…

Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình chữ nhật, vuông, tròn, tám cạnh… Móng đơn có thể là móng mềm, móng cứng hoặc móng kết hợp. Loại móng này thường được sử dụng khi sửa chữa, cải tạo nhà phố và cũng là phương pháp tiết kiệm chi phí nhất trong các loại móng.

  • Ưu điểm:
    • Đơn giản, dễ thi công
    • Chi phí thấp
    • Ít ảnh hưởng đến công trình xung quanh
  • Nhược điểm:
    • Không chịu được tải trọng lớn
    • Có thể bị lún lệch nếu nền đất yếu
Quy trình xây móng nhà
Móng đơn (Nguồn: Tổng hợp)

Móng băng

Móng băng thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau, giúp nâng đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng chủ yếu là việc đào móng quanh khuôn viên công trình hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Trong việc thi công và xây dựng nhà cửa, móng băng thường dùng nhiều nhất, bởi loại móng này lún đều hơn và chịu tải trọng tốt hơn.

quy trình làm móng nhà
Móng băng (Nguồn: Tổng hợp)

Khi những hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau sẽ có dạng ô cờ trên bề mặt. Móng băng ở khu vực cầu thang và đầu hồi nhà phải chất lượng hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn do phải chịu tải trọng nhiều nhất. Người thợ thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu, thế nên móng băng ở khu vực này sẽ thường rộng hơn. Các loại móng băng để xây nhà có thể là móng mềm, móng cứng hoặc móng kết hợp.

  • Ưu điểm:
    • Chịu được tải trọng lớn
    • Ít ảnh hưởng đến công trình xung quanh
  • Nhược điểm:
    • Khó thi công hơn móng đơn
    • Chi phí cao hơn móng đơn

Móng cọc

Móng cọc là móng gồm có đài cọc và cọc. Loại móng này được dùng để truyền tải trọng của công trình thiết kế xuống lớp đất tốt đến tận lớp sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những chiếc cọc lớn xuống các lớp đất sâu, nhờ vậy sẽ làm tăng sức chịu tải trọng lớn cho móng.

Cọc cừ tràm, cọc tre ở Việt Nam được sử dụng như một giải pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra, hiện nay gia chủ thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng cách ép cọc xuống nền đất tốt.

  • Ưu điểm:
    • Chịu được tải trọng lớn nhất trong các loại móng
  • Nhược điểm:
    • Khó thi công nhất
    • Chi phí cao
    • Ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.
    • Ô nhiễm môi trường sống xung quanh.
quy trình xây móng nhà
Móng cọc (Nguồn: Tổng hợp)

Móng bè

Móng bè trải rộng dưới toàn công trình nhằm giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng được sử dụng phổ biến ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén kém dù không hay có nước hoặc do yêu cầu kết cấu của công trình thi công.

  • Ưu điểm:
    • Chịu được tải trọng lớn
    • Lún đều
    • Ít ảnh hưởng đến công trình xung quanh
  • Nhược điểm:
    • Khó thi công
    • Chi phí cao nhất
Quy trình xây móng nhà
Móng bè (Nguồn: Tổng hợp)

2. Lưu ý khi khi thi công làm móng xây nhà

2.1. Khảo sát địa chất

Một trong những bước quan trọng đầu tiên trong quy trình thi công móng nhà chính là khảo sát địa chất công trình kỹ càng. Trước khi xây nhà, các nhà thầu sẽ tiến hành khảo sát địa chất, điều kiện đất nền tại vị trí xây dựng nhằm hạn chế tối đa các vấn đề đáng tiếc có thể xảy ra ở tương lai. Đồng thời, việc này còn giúp gia chủ đưa ra biện pháp xây dựng nền móng phù hợp vững chắc, tiết kiệm chi phí xây dựng.

Để công trình tồn tại và sử dụng bền vững, loại đất thích hợp để làm móng nhà phải thật kiên cố, khô ráo, khả năng thẩm thấu cao và không dễ xảy ra hiện tượng nghiêng lún. Bên cạnh đó, chủ nhà cũng hạn chế làm móng ở những nơi có mực nước quá cao, có thể gây ẩm thấp. Từ đó nhằm tránh được tình trạng nền nhà bị ẩm thấp, lạnh lẽo, nghiêng lún và bị ô nhiễm nguồn nước.

2.2. Lựa chọn loại móng phù hợp

SCG cũng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng việc chọn lựa loại móng sẽ quyết định đến chất lượng công trình nhà ở. Để thực hiện tốt việc này, bạn cần hiểu rõ một vài loại móng phổ biến đối với mỗi loại nhà ở. Sau đó bàn bạc với nhà thầu, chủ đầu tư để xem xét và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho công trình của mình.

2.3. Đảm bảo quy trình thi công đúng kỹ thuật

Việc thi công móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều tác hại nặng nề như vỡ sàn bê tông, sụt lún, thấm sàn, nghiêng, tuổi thọ công trình thấp. Chính vì vậy, nhằm đảm bảo chất lượng của các công trình, chúng ta cần tính toán kỹ lưỡng, và thi công theo đúng bản vẽ thiết kế.

2.4. Lựa chọn nguyên vật liệu chất lượng

Quá trình lựa chọn nguyên vật liệu để đổ móng nhà cũng là một yếu tố đóng góp khá lớn trong việc đem lại chất lượng công trình. Chủ nhà nên ưu tiên chọn mua các loại nguyên vật liệu đúng quy cách, tránh tình trạng bị chủ thầu cắt xén khối lượng hoặc cố tình đổi từ loại 1 qua loại 2, ảnh hưởng đến tổng thể công trình sau này.

Một trong những thương hiệu xi măng nổi tiếng về sự uy tín và mang lại niềm tin cho khách hàng đó là SCG. Sản phẩm SCG Super Xi Măng có sử dụng công nghệ SCG Nano chính là biện pháp tối ưu, đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của thị trường về các sản phẩm chất lượng. Cùng với khả năng kháng lực vượt trội, độ bền cao và tính đa dụng, sản phẩm này là lựa chọn lý tưởng cho xây dựng nền móng, kết cấu và còn có thể sử dụng cho nhiều ứng dụng công trình khác.

2.5. Giám sát quá trình thi công chặt chẽ

Đây là bước vô cùng quan trọng đối với cả quy trình. Theo chúng tôi, Quý khách hàng nên nhờ đến sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm chuyên môn để hỗ trợ thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.

3. Quy trình xây móng nhà chi tiết cho từng loại móng

3.1. Quy trình xây móng đơn

Bước 1 : Chuẩn bị

  • Định hình bản vẽ.
  • Dọn dẹp mặt bằng.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, bố trí nhân công.

Bước 2: Đóng cọc và đào hố móng

  • Dựa vào bản vẽ thiết kế, để xác định khoảng cách và kích thước giữa các cọc, khi đóng cọc người thợ phải chú ý đến độ lún của đất, có thể cố định thêm bằng cọc cừ tràm, tre, bê tông đúc để tăng thêm phần chắc chắn.
  • Khi tiến hành đào hố, người thợ cần chú ý độ sâu và rộng của móng nhằm chống đỡ được cả công trình. Hố cần giữ sạch sẽ và khô ráo. Nếu xây dựng trong điều kiện thời tiết mưa thì sau khi đào xong, bạn phải hút hết nước và để khô trước khi bước sang phần thi công kế tiếp.
Quy trình xây móng nhà
Quy trình xây móng đơn (Nguồn: Tổng hợp)

Bước 3: Đổ bê tông lót móng

  • Lớp bê tông lót sẽ giúp hạn chế sự bốc hơi nước của bê tông phía trên. Đồng thời, làm phẳng bề mặt hố, giảm thiểu tối đa sự biến dạng của đất do những tác động bên ngoài.

Bước 4: Đổ bê tông móng

  • Làm khô và sạch hoàn toàn phần móng trước khi đổ bê tông móng.
  • Nên chú ý là trộn xi măng, cát, đá và nước theo tỷ lệ chuẩn, nhằm tránh bị nhão hay khô quá.

Bước 5: Tháo cốp pha và bảo dưỡng

  • Sau 1 – 2 ngày nếu thời tiết thuận lợi và bạn cảm thấy móng đã khô lại thì có thể tiến hành tháo dỡ.
  • Để ngăn chặn bị thoát ẩm, bay hơi và nứt, gia chủ có thể giữ ẩm bằng bao ni lông, phun nước lên bề mặt, phun hợp chất dưỡng.

3.2. Quy trình làm móng cọc

Bước 1: Chuẩn bị

  • Trước khi đào móng, chủ nhà cần chuẩn bị bao gồm bản vẽ, nhân công, nguyên liệu làm móng…

Bước 2: Đóng cọc

  • Tiếp theo, bạn sẽ tiến hành đóng cọc (tre, cừ tràm, bê tông đúc sẵn) nếu trên bản vẽ thiết kế có yêu cầu thực hiện việc này cho móng đơn khi làm ở nền đất yếu.

Bước 3: Đào hố móng

  • Nếu có cọc, bạn nên đào hố móng xung quanh phần cọc đã cố định hoặc đào móng đủ kích thước rộng, sâu theo thiết kế để đổ bê tông.
  • Sau đó, hãy giữ khô ráo, sạch sẽ, tránh bị ngập nước…
Quy trình xây móng nhà
Quy trình xây móng cọc (Nguồn: Tổng hợp)

Bước 4: Làm phẳng mặt bằng móng

  • Người thợ có thể san đều mặt đất hoặc đổ thêm một ít đá có cùng kích cỡ lên mặt hố móng và dầm phẳng.

Bước 5: Kiểm tra cao độ và thực hiện bê tông lót móng

  • Bước này để làm phẳng mặt hố, tránh mất nước của bê tông khi đổ ở trên và biến dạng của đất do sự tác động bên ngoài, bảo vệ bê tông móng.

Bước 6: Cắt đầu cọc và ghép cốp pha móng

  • Sau khi đổ bê tông lót móng, bạn cần xem lại tất cả cọc và thực hiện cắt, chỉnh sửa sao cho thẳng hàng. Tiếp đến sẽ tiến hành ghép cốp pha móng.
  • Cốp pha sau khi nối phải thật bền và chắc, không hỏng hóc hay bị biến dạng do tải trọng của bê tông.
  • Chân đỡ phải đạt tiêu chuẩn, đúng mật độ, lắp đặt đúng quy trình cũng như chắc chắn các yếu tố nâng đỡ trong quá trình xây dựng.

Bước 7: Đổ bê tông móng

  • Trước khi đổ bê tông, chủ nhà cần kiểm tra lại cốt thép, ván uốn, hệ thống sàn và làm sạch chúng.
  • Lưu ý tưới nước ván khuôn, hệ thống sàn trước khi đổ nhằm tránh hiện tượng hút nước bê tông.
    Sau khi đổ, bạn cần nhanh chóng dùng các loại đầm bàn, đầm dùi để đầm bê tông nhằm tăng khả năng kết dính.

Bước 8: Bảo dưỡng và tháo cốp pha cho móng

  • Đơn vị thi công có thể tháo cốp pha bê tông móng sau 1-2 ngày định hình.
  • Tiến hành bảo dưỡng thường xuyên bằng cách phun tưới nước trực tiếp lên bê tông và phủ các vật liệu ẩm giúp bê tông không bị nứt vỡ.

3.3. Quy trình xây móng băng

Bước 1: Chuẩn bị

  • Thực hiện tương tự như thi công móng đơn.

Bước 2: Đào móng

  • Dựa theo bản vẽ thiết kế, xác định trục công trình trên thửa đất đã san lấp.
  • Tiếp tục đào móng theo trục.
  • Sau cùng hãy dọn sạch khu vực móng vừa đào, nếu có nước xung quanh thì phải làm sạch để móng khô.

Bước 3: Gia công cốt thép và đóng cốp pha

  • Sử dụng phương thức buộc thủ công hoặc hàn các mối nối.
  • Phải chắc chắn rằng thép sạch, không gỉ và không có bùn.
  • Bước gia cố cần được chú trọng trước khi đổ bê tông.
  • Ván khuôn không được mục nát, các điểm tiếp xúc được cố định bằng đinh.
làm móng xây nhà
Quy trình xây móng băng (Nguồn: Tổng hợp)

Bước 4: Đổ bê tông

  • Thực hiện tương tự như thi công móng đơn.

Bước 5: Bảo trì

  • Thực hiện tương tự như thi công móng đơn.

3.4. Cách xây móng bè

Bước 1 : Chuẩn bị

  • Thực hiện tương tự như thi công móng đơn.

Bước 2 : Đào móng

  • Cách đào móng bè tương tự như với móng băng.
  • Đào hố móng theo đúng bản vẽ thiết kế móng bè của công trình.

Bước 3: Kiểm tra & đổ bê tông

  • Thực hiện kiểm tra độ cao và đổ bê tông lót lên phần đất đã đào xong.
  • Nếu có đóng cọc giữ cố định thì hãy cắt đi phần đầu cọc.

Bước 4 : Gia công cốt thép và đóng cốp pha

  • Gia công cốt thép và đóng cốp pha ở móng bè tương tự như với móng băng.
Cách xây móng bè (Nguồn: Tổng hợp)
Cách xây móng bè (Nguồn: Tổng hợp)

Bước 5: Đổ bê tông

  • Khi đổ bê tông vào móng bè sẽ được tiến hành theo từng lớp, độ dày khoảng từ 20-30cm.
  • Đổ bê tông chồng lên nhau, lần lượt đổ lớp tiếp theo lên khi lớp dưới đông cứng lại.

Bước 6: Bảo trì

  • Bảo trì móng bè được thực hiện tương tự như làm móng đơn.

Như vậy, mỗi quy trình xây móng nhà sẽ khác nhau phù thuộc vào diện tích, địa hình cũng như kết cấu móng. Tuy nhiên, cho dù thi công loại móng nào, bạn cũng phải cẩn thận trong khâu lựa chọn vật tư, nhân công cùng bản vẽ chính xác nhé.

>>>> Có thể bạn quan tâm:

SCG Việt Nam

SCG Vật Liệu Xây Dựng

SCG Vật Liệu Xây Dựng là một công ty thành viên của Tập đoàn SCG, Thái Lan với hơn 100 năm kinh nghiệm. SCG hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm xi măng, vật liệu xây dựng tại Việt Nam từ năm 1992. Sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ Thái Lan chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho khách hàng những thông tin chính xác và hữu ích nhất về các sản phẩm của SCG và những kinh nghiệm trong ngành xây dựng.
0 0 đánh giá
bình chọn
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài Viết Liên Quan

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x