Quy trình xây dựng nhà ở dân dụng gồm bao nhiêu bước?
Quy trình xây dựng nhà là một chuỗi các bước kỳ công và phức tạp, đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận và kế hoạch chặt chẽ từ đầu đến cuối. Từ việc lên kế hoạch ban đầu đến việc hoàn thiện công trình, mỗi giai đoạn đều là những bước đi chặt chẽ. Hãy cùng VLXD SCG tìm hiểu các bước cơ bản trong quá trình xây dựng nhà một cách chi tiết.
1. Chuẩn bị mặt bằng và đổ móng nhà
Việc chuẩn bị mặt bằng và đổ móng nhà là giai đoạn then chốt trong quy trình xây dựng nhà. Đầu tiên, người xây dựng cần nộp đơn xin giấy phép trước khi bắt đầu xây dựng. Sau khi được chính quyền địa phương phê duyệt và cấp giấy phép xây dựng mới có thể bắt đầu.
Tiếp theo, đội thi công cần chuẩn bị vật tư xây dựng như máy xúc, máy ủi để dọn dẹp đá, cây cối. Sau khi mặt bằng đã san bằng, đội thi công sẽ đóng ván gỗ làm khuôn mẫu cho nền móng và đào hố, rãnh. Sau đó, trộn và đổ bê tông theo tỷ lệ chính xác. Cuối cùng, đội thi công sẽ phủ màng chống thấm lên tường móng và lắp đặt hệ thống thoát nước rồi lấp đất vào những lỗ xung quanh tường móng đã đào.
Chi phí trung bình để đổ nền móng khoảng 200 triệu và dự kiến mất khoảng một tháng để hoàn thành phần xây dựng này. Bạn nên lưu ý, việc đổ móng nhà đòi hỏi sự cẩn thận, mặt bằng phải được làm phẳng để tránh đổ lún sau này. Bạn cần đảm bảo quá trình xây dựng phải được thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật để tránh gặp các vấn đề như nứt nẻ sau này.
→ Tìm Hiểu Thêm: Quy trình xây móng nhà
2. Xây khung thô hoàn chỉnh
Xây dựng khung thô hoàn chỉnh là một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quy trình xây dựng một ngôi nhà. Đây là bước để tạo nên một ngôi nhà chắc chắn. Đầu tiên, cần chuẩn bị các vật liệu như gỗ, thép, máy cắt, máy khoan để thực hiện quá trình xây dựng khung thô. Tiếp theo, xác định kích thước và vị trí của khung thô dựa trên bản vẽ kỹ thuật để quá trình lắp ghép các cột, dầm và các khung chính đảm bảo chính xác vị trí.
Tùy vào thời tiết và độ phức tạp của ngôi nhà, quá trình xây dựng khung thô có thể kéo dài khoảng hai tháng. Chi phí trung bình rơi vào từ 200.000 đến 400.000 nghìn đồng/m2. Lưu ý rằng, trong giai đoạn này cần tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng, sử dụng vật liệu chất lượng, đảm bảo an toàn cho người lao động để công trình được diễn ra suôn sẻ.
→ Tham Khảo Thêm: Cách tính vật liệu xây nhà cấp 4 100m2
3. Hoàn thiện lắp đặt hệ thống điện nước
Bước tiếp theo trong quy trình xây dựng nhà sau khi hoàn thiện phần thô là giai đoạn này các thợ điện và nước sẽ bắt đầu đi đường ống và dây điện qua các bức tường, trần và sàn. Đồng thời, các hạng mục như đường cống, lỗ thông hơi, đường cấp nước, bồn tắm, vòi sen, hệ thống ống dẫn sưởi, thông gió và điều hoà không khí cũng được lắp đặt trong giai đoạn này. Ống thông gió được đưa qua mái nhà và lớp cách nhiệt được lắp đặt trần sàn, tường và trần nhà.
Sau đó, thợ sẽ tiến hành lắp đặt các ổ cắm, đèn và công tắc và chạy từ cầu dao đến từng ổ cắm điện. Chú ý rằng việc lắp đặt các ống dẫn và hệ thống ống nước thường được lắp đặt trước khi nối dây vì chạy dây xung quanh các đường ống và ống dẫn sẽ dễ dàng hơn. Thời gian để hoàn thiện hệ thống điện nước khoảng từ hai đến bốn tuần.
4. Lắp đặt vật liệu cách nhiệt
Lắp đặt vật liệu cách nhiệt trong quá trình hoàn thiện ngôi nhà mang lại sự thoải mái và ổn định. Đa số các ngồi nhà đều được cách nhiệt ở các bức tường bên ngoài cũng như tầng mái và các tầng trên cùng. Các loại vật liệu cách nhiệt phổ biến bao gồm sợi thuỷ tinh, xenlulo và bọt. Người xây dựng còn có thể sử dụng len đá, len xỉ, bê tông cách nhiệt, tấm xốp, bọt cứng, bọt phun hoặc tấm cách nhiệt.
Ngoài ra, chắn cách nhiệt hay vật liệu cách nhiệt dạng lỏng cũng được ưa chuộng. Tuy giá thành đắt hơn nhưng dạng bọt lỏng có thể phun hoặc đổ nên lấp đầy các khoảng trống nhỏ nhất mang đến hiệu quả tốt hơn. Về chi phí, do sự đa dạng về vật liệu và kích thước của ngôi nhà cũng như điều kiện khí hậu nên chi phí cách nhiệt có phần khác nhau. Thời gian để hoàn thiện phần lắp đặt vật liệu cách nhiệt thường mất từ một đến hai tuần.
→ Xem Thêm: Cách lợp mái ngói Thái chuẩn đẹp, đúng kỹ thuật
5. Hoàn thiện vách thạch cao và hoàn thiện ngoại thất
Bước tiếp theo trong quy trình xây dựng nhà là hoàn thiện vách thạch cao và hoàn thiện ngoại thất đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận, đặc biệt là việc lựa chọn các vật liệu và kỹ thuật xây dựng để tạo ra một ngôi nhà hài hòa. Người xây dựng cần che đi các đường nối giữa các tấm ván cũng như hoàn thiện các hoạ tiết trên vách thạch cao. Tiếp theo là sơn lót và hoàn thiện bên ngoài. Các nhà thầu bắt đầu lắp đặt các phụ kiện ngoại thất như cửa, cửa sổ, lan can…để làm phong phú thêm cho ngôi nhà. Mốc thời gian để hoàn thiện giai đoạn này tùy thuộc vào độ phức tạp và quy mô của ngôi nhà, có thể thực hiện từ vài ngày đến vài tuần.
6. Trang trí nội thất
Trang trí nội thất là quá trình tạo ra không gian sống theo sở thích của mỗi người. Khi bắt đầu trang trí, bạn cần lập kế hoạch và xác định phong cách trang trí của mình. Từ việc chọn màu sắc cho đến lựa chọn đồ đạc sao cho phù hợp với tổng thể của không gian ngôi nhà.
Bạn nên lựa chọn đồ nội thất kỹ lưỡng, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn về tính tiện ích và sự phù hợp với không gian. Sử dụng các phụ kiện trang trí như đèn, tranh ảnh, hoa… để tạo điểm nhấn cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, ánh sáng của ngôi nhà là một yếu tố không thể bỏ qua bởi vì đó là yếu tố tạo nên sự ấm áp và thoải mái cho ngồi nhà của mình. Sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, chất liệu và chi tiết trang trí là yếu tố quyết định tạo ra một không gian sống độc đáo.
7. Hoàn thiện lắp đặt các chi tiết cơ khí
Hoàn thiện lắp đặt các chi tiết cơ khí bao gồm việc lắp đặt hệ thống nước, điện, hệ thống điều hòa và an ninh. Đầu tiên, lắp đặt hệ thống cấp nước và xả nước như bồn cầu, vòi sen, bồn rửa mặt. Tiếp theo, lắp đặt hệ thống điện bao gồm các thiết bị như đèn, ổ cắm, công tắc và điều khiển. Sau đó, tiến hành lắp hệ thống điều hòa không khí và quạt.
Cuối cùng, lắp đặt hệ thống an ninh như camera, cảm biến cháy, báo động…để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà. Tất cả các công việc lắp đặt này đều cần tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và sử dụng các vật liệu chất lượng tốt để đảm bảo tính an toàn và hiệu suất của các hệ thống cơ khí trong ngôi nhà.
8. Kiểm tra lần cuối và nghiệm thu công trình
Quá trình kiểm tra lần cuối và nghiệm thu công trình là giai đoạn quyết định để đảm bảo tính hoàn thiện và đáp ứng các tiêu chuẩn trong một dự án xây dựng.
Đầu tiên, cần xác minh lại tất cả các bước xây dựng đều đã hoàn thiện theo yêu cầu từ việc hoàn thiện hệ thống cấu trúc đến việc lắp đặt các hệ thống điện, nước, an ninh. Sau đó, hãy liên hệ với những đơn vị liên quan để thống nhất và hoàn thiện các vấn đề còn tồn đọng.
Cuối cùng, lập biên bản nghiệm thu ghi chép lại kết quả kiểm tra và các cam kết từ các bên liên quan. Nếu công trình đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn thì công trình chính thức được giao nhận. Quá trình này không chỉ đảm bảo tính hoàn thiện và an toàn cho công trình mà còn tạo điều kiện cho sự hài lòng của đôi bên, đồng thời đảm bảo được công trình chắc chắn và an toàn.
Qua bài viết trên, SCG đã hướng dẫn từng bước trong quy trình xây dựng nhà từ việc chuẩn bị mặt bằng, đổ móng, xây dựng khung thô cho đến việc hoàn thiện nội thất và kiểm tra lần cuối. Mỗi bước đều góp phần tạo nên một ngôi nhà an toàn cho gia đình. Hãy thực hiện đúng theo quy trình để không gian sống của bạn trở nên hoàn hảo.
→ Có thể bạn quan tâm:
SCG Việt Nam
Bài Viết Liên Quan