Skip to main content

Cách xử lý trần nhà bị thấm nước triệt để 100%

SCG Vật Liệu Xây Dựng
28 Tháng Hai, 2024

Trần nhà bị thấm nước sẽ gây thấm dột vào mùa mưa, lâu dần sẽ tạo ra những vết loang lổ làm ảnh hưởng nét đẹp của ngôi nhà, thậm chí là chất lượng cả công trình khi không xử lý đúng cách. Vậy, cách xử lý trần nhà bị thấm nước như thế nào mới đúng? SCG sẽ giải đáp cho bạn qua bài viết dưới đây để bạn đọc có thêm nhiều lựa chọn và có thể chọn ra được phương pháp khắc phục phù hợp với nhà mình.

1. Nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm nước

Với các nhà cũ, được xây lâu đời hoặc xây bằng những chất liệu kém sẽ có thể khiến trần nhà bị thấm nước. Dấu hiệu nhận biết trần nhà bị thấm nước:

  • Trần nhà có vết nứt, bị võng
  • Trần nhà bị ố vàng, ẩm mốc
  • Trần nhà dột, nhỏ nước khi mưa hoặc khi tầng trên xả nước
cách xử lý trần nhà bị thấm nước
Trần nhà bị thấm nước

Nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm nước có rất nhiều yếu tố khách quan gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Chống thấm sân thượng kém: Khi chống thấm kém có thể làm cho nước mưa thấm qua từ các khe hở khiến trần nhà bị dột, đặc biệt là với khí hậu ở Việt Nam nói chung sẽ có mùa mưa nhiều, bão lũ.
  • Thợ thi công ẩu, không đảm bảo đúng chuẩn công thức hay kỹ thuật: Gặp những người thợ không có tâm cũng là một trong những nguyên nhân gây thấm nước ở trần nhà.
  • Cấu trúc nhà mỏng, yếu: Nguyên nhân là do khi chủ thầu xây dựng đã không xem xét kỹ đội thợ mình chọn và các nguyên vật liệu xây dựng cũng như yếu tố ngoại lực có thể tác động lên ngôi nhà.

>>>> Tìm hiểu thêm: Cách pha sơn chống thấm với xi măng

2. Vì sao nên xử lý trần nhà bị thấm nước

Vẫn còn nhiều người nghĩ rằng xử lý trần nhà bị thấm nước không thật sự cần thiết, dột chỗ nào thì chống chỗ đó mà không thật sự xử lý triệt để. Vì sự chủ quan đó mà không biết rằng điều này có thể gây ra những nguy hiểm tiềm ẩn khi không xử lý một cách hiệu quả.

  • Giảm mỹ quan của căn nhà: Khi không xử lý kịp thời, trần nhà bị thấm nước có thể gây ra tình trạng ố vàng, ẩm mốc khiến cho căn nhà trở nên xấu xí và đôi khi còn có mùi mốc.
  • Ảnh hưởng đến cấu trúc của cả căn nhà: Đừng nghĩ rằng việc không xử lý dột chỉ là chuyện nhỏ, điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc bê tông bên trong, khiến cho tường bị nứt nẻ và gây nguy hiểm đến gia chủ.
  • Gây ra một số bệnh lý cơ thể: Trần nhà ẩm mốc quá lâu sẽ sản sinh ra vi khuẩn có thể khiến chủ nhà bị các bệnh lý về đường hô hấp hay gây ra các dị ứng, các bệnh về da liễu. Đặc biệt là các gia đình có con nhỏ sẽ dễ bị cảm, bệnh hơn người lớn.
xử lý trần nhà bị thấm nước
Xử lý trần nhà bị thấm nước

3. Cách xử lý trần nhà bị thấm nước hiệu quả

Trên thực tế, có một loạt các phương pháp hiệu quả để xử lý tình trạng thấm nước trên trần nhà, tuy nhiên, dưới đây là những phương pháp được coi là mang lại hiệu quả cao nhất khi xử lý trần nhà bị thấm nước.

3.1 Chống thấm trần nhà bằng Sika

Sika chống thấm trần nhà là một hệ thống hoặc sản phẩm được phát triển bởi Sika để ngăn chặn sự thấm nước hoặc sự xâm nhập của nước vào trần nhà. Sản phẩm này có thể là một loại keo chống thấm, màng chống thấm, sơn chống thấm hoặc hệ thống chống thấm đặc biệt khác, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của công trình. Có nhiều ưu điểm nổi trội như màng chống thấm tuổi thọ cao, có khả năng thẩm thấu tốt và phù hợp hầu hết các loại trần nhà. Cách thi công như sau:

  • Đầu tiên bạn cần có dụng cụ để pha chế và làm sạch bề mặt cần xử lý
  • Sử dụng Sikaproof Membrane và trộn chung với khoảng 20 đến 50% nước để tạo thành hỗn hợp.
    Sau đó hãy thực hiện việc chải hoặc phun một lớp lót bằng hỗn hợp trước đó lên bề mặt bê tông khô.
  • Mỗi lớp sẽ cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ để khô hoàn toàn và hãy quét khoảng 2 đến 3 lớp.
  • Khi đã xong các bước trên hãy phết thêm 1 lớp Antisol S hoặc Antisol E để tăng độ chắc chắn của trần nhà.
xử lý trần nhà bị thấm nước
Chống thấm bằng Sika

3.2 Sử dụng chất chống thấm CT-11A

Đây là loại sơn chống thấm trần nhà có độ phổ biến cao của thương hiệu KOVA và có các ưu điểm nổi bật như chịu được mài mòn, nước mặn và kháng kiềm cao. Ngoài ra thành phần không hề chứa chì hay thủy ngân, rất lành tính với con người. Cách thi công như sau:

  • Làm sạch bề mặt cần được xử lý, dọn sạch tình trạng rong rêu ẩm mốc
  • Trộn xi măng vào nước tới tỷ lệ 1kg xi măng sẽ cho 0.5 lít nước
  • Sử dụng hỗn hợp vừa tạo thành trộn chung tiếp với 1kg CT-11A và khuấy kĩ
  • Cuối cùng là phủ hỗn hợp vừa hình thành lên bề mặt cần xử lý khoảng 2 – 3 lớp, mỗi lớp phải cách nhau từ 6 đến 8 tiếng
xử lý trần nhà bị thấm nước
Chất chống thấm CT-11A

>>>> Tham khảo thêm: Có hay không xi măng chống thấm?

3.3 Sử dụng keo chống thấm chuyên dụng

Keo chống thấm chuyên dụng là một loại keo được đặc chế nhằm mục đích chống thấm nước và ngăn tình trạng nước có thể xâm nhập qua các khe hở. Sản phẩm được biết đến với giá thành rẻ, dễ dàng thi công và có độ bền cao. Cách thi công như sau:

  • Làm sạch bề mặt cần được xử lý, chuẩn bị các dụng cụ cần thiết với loại keo bạn đã mua
  • Đánh dấu các vết nứt cần được xử lý đặc biệt là các vị trí quan trọng để có thể thực hiện hiệu quả
  • Tiến hành khoan và cố định kim bơm tại các chỗ đã được đánh dấu
xử lý trần nhà bị thấm nước
Xử lý chống thấm trần nhà (Nguồn: Tổng hợp)

3.4 Sử dụng miếng dán chống thấm

Miếng dán chống thấm là một loại vật liệu tự dính được sử dụng để tạo ra lớp chống thấm trên các bề mặt. Đây cũng là một loại phổ biến khi sử dụng sửa chữa các vết nứt do bị thấm nước, ưu điểm dễ mua, dễ dùng và có khả năng dính cao, chịu lực tốt. Cách thi công như sau:

  • Làm sạch khu vực trần nhà cần được xử lý
  • Đo các vết nứt và đánh dấu
  • Cắt các đoạn vừa với đoạn đánh dấu và đảm bảo có thể che được hết các vết nứt
  • Tháo màng bảo vệ và dán thật chắc tay, bạn cũng có thể trám lên bằng một ít vữa xi măng để làm tăng tính thẩm mỹ của trần nhà.
xử lý trần nhà bị thấm nước
Miếng dán chống thấm (Nguồn: Tổng hợp)

Trên đây là những thông tin cơ bản để bạn có thể nắm rõ tình hình trần nhà của bạn và lựa chọn cách xử lý trần nhà bị thấm nước phù hợp với nhu cầu. SCG tin rằng bằng cách thực hiện đúng các phương pháp và xử lý phù hợp, bạn có thể giải quyết hoàn toàn vấn đề thấm nước trên trần nhà.

>>>> Có thể bạn quan tâm:

SCG Việt Nam

SCG Vật Liệu Xây Dựng

SCG Vật Liệu Xây Dựng là một công ty thành viên của Tập đoàn SCG, Thái Lan với hơn 100 năm kinh nghiệm. SCG hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm xi măng, vật liệu xây dựng tại Việt Nam từ năm 1992. Sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ Thái Lan chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho khách hàng những thông tin chính xác và hữu ích nhất về các sản phẩm của SCG và những kinh nghiệm trong ngành xây dựng.
0 0 đánh giá
bình chọn
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài Viết Liên Quan

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x