Skip to main content

Các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng công trình

SCG Vật Liệu Xây Dựng
4 Tháng Một, 2024

Theo quy định của pháp luật, khi xây dựng bất cứ một công trình nào cần phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Vậy có các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng nào? Hãy cùng SCG VLXD tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!

1. Giấy phép xây dựng là gì?

Căn cứ vào khoản 17 Điều 3 của Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) quy định: “Giấy phép xây dựng là một văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.”

Những loại giấy phép được quy định tại Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 gồm:

  • Giấy phép di dời công trình
  • Giấy phép sửa chữa, cải tạo
  • Giấy phép xây dựng mới

Như vậy, giấy phép xây dựng là một chứng chỉ được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo quy định của bộ Luật Xây dựng 2014. Chứng minh quyền hợp pháp và cung cấp quyền lợi cho cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp để tiến hành hoạt động xây dựng công trình.

Các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng là minh chứng cho các cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động xây dựng công trình

Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng bao gồm:

  • Thông tin về chủ đầu tư: Tên, địa chỉ và thông tin liên lạc của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp đảm nhận vai trò chủ đầu tư.
  • Thông tin về công trình: Bao gồm mô tả công trình xây dựng, tên, vị trí, quy mô, loại công trình, mục đích sử dụng và các thông số kỹ thuật liên quan.(Cốt xây dựng công trình; Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; Mật độ xây dựng (nếu có); Hệ số sử dụng đất (nếu có))
  • Quyền hạn và giới hạn: Xác định phạm vi và quyền hạn của chủ đầu tư trong việc thực hiện công trình, cũng như các giới hạn và ràng buộc theo quy định của pháp luật.
  • Thời hạn: Xác định thời gian có hiệu lực của giấy phép xây dựng, thường là trong khoảng thời gian nhất định. (không quá 12 tháng).

Lưu ý: Ngoài những nội dung nêu trên, thì các công trình dân dụng, nhà ở riêng lẻ, công trình công nghiệp còn cần có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), chiều cao tối đa toàn công trình, số tầng (cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum).

2. Các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng

Một số trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng mà bạn cần biết, được quy định theo Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020):

1. Công trình xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư.

3. Các công trình bí mật của nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp.

4. Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu đô thị, khu đô thị mới được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng và quy hoạch chi tiết.

5. Công trình xây dựng thuộc dự án tái định cư, giải phóng mặt bằng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

6. Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng không thuộc công trình chuyên ngành, công trình công cộng, công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình hạ tầng kỹ thuật và không thuộc khu vực đô thị.

trường hợp không cần xin giấy phép xây dựng
Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị (Ảnh tổng hợp)

7. Công trình xây dựng không phải là nhà ở nằm trong khu vực chưa có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và thuộc các trường hợp sau:

      • Công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc, chiếu sáng công cộng, năng lượng mặt trời, hệ thống cấp nhiên liệu sạch, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.
      • Công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng và không thuộc khu vực có công trình tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, khu vực bảo vệ cảnh quan, môi trường và không thuộc khu vực có yêu cầu cao về bảo vệ an ninh, quốc phòng.

8. Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính.

9. Công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ, ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng
Công trình nhà ở nông thôn không thuộc khu vực quy hoạch đô thị

Ngoài các công trình không phải xin giấy phép xây dựng được giới thiệu ở trên, thì các công trình xây dựng khác phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư trước khi khởi công xây dựng theo Khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020).

Bài viết trên của SCG đã cung cấp chi tiết thông tin về các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật và tránh được những rủi ro khi xây dựng công trình.

SCG Việt Nam

SCG Vật Liệu Xây Dựng

SCG Vật Liệu Xây Dựng là một công ty thành viên của Tập đoàn SCG, Thái Lan với hơn 100 năm kinh nghiệm. SCG hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm xi măng, vật liệu xây dựng tại Việt Nam từ năm 1992. Sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ Thái Lan chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho khách hàng những thông tin chính xác và hữu ích nhất về các sản phẩm của SCG và những kinh nghiệm trong ngành xây dựng.
0 0 đánh giá
bình chọn
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài Viết Liên Quan

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x