CÁC LOẠI THÉP XÂY DỰNG ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY
Hiện nay, các loại thép xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong việc thi công các công trình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được có những loại thép nào trên thị trường cùng công dụng của từng loại. Khi biết được ứng dụng của từng loại các chủ nhà có thể tính toán được số lượng sắt thép mỗi loại cần cho từng thành phần của ngôi nhà tránh lãng phí. Trong bài viết sau, SCG VLXD sẽ tổng hợp đến Quý khách hàng những thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!
1. Thép xây dựng là gì?
Thép xây dựng là một loại vật liệu chất lượng cao, có vai trò không thể thiếu trong mọi công trình xây dựng. Các loại thép xây dựng được tạo ra từ hợp kim sắt và cacbon cùng nhiều nguyên tố khác. Thép xây dựng sở hữu nhiều đặc tính như độ bền cao, tính dẻo, khả năng chịu áp lực, tính hàn. Chính vì thế, thép sẽ giúp tăng độ chịu lực cho kết cấu các công trình xây dựng. Thép xây dựng thuộc nhóm thép cán nguội, nổi bật với độ chính xác cao và độ bền tối ưu.
→ Tìm Hiểu Thêm: Các loại gạch xây dựng
2. Các loại thép sử dụng phổ biến trong xây dựng?
Với những tính năng ưu việt, thép luôn được các nhà thầu quan tâm đầu tư khi thi công bất cứ công trình xây dựng nào. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thép xây dựng. Trong đó, một số loại thép được dùng phổ biến gồm thép thanh, thép cuộn, thép hình và thép ống mạ kẽm.
2.1 Thép thanh
Thép thanh, thường được gọi là thép cây, là loại vật liệu không thể thiếu trong các dự án xây dựng công nghiệp và dân dụng đặc biệt yêu cầu tính dẻo dai, khả năng chịu uốn, và độ dãn dài cao. Thép thanh chủ yếu có hai loại chính: thép thanh vằn và thép thanh tròn trơn.
Thép thanh vằn, còn được gọi là thép cốt bê tông, có bề ngoài với các đường gân nổi bật và các đường kính thông thường phổ biến như Ø10, Ø12, Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25, Ø28, và Ø32. Ngược lại, thép thanh tròn trơn có bề ngoài nhẵn trơn mượt và thường có chiều dài tiêu chuẩn là 12 mét mỗi cây, với các đường kính thông dụng từ Ø8 trở xuống., Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, và Ø25.
Thép thanh vằn có đường kính nhỏ và vừa Ø10, Ø12, Ø14, Ø16, Ø18, Ø20 thường được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà ở dân dụng và các công trình nhà cao tầng, đường xá, cầu cống….
Thép thanh vằn loại chuyên dụng có đường kính lớn như Ø25, Ø28, và Ø32 thường dùng cho các công trình mà vị trí chịu lực lớn, làm cốt thép trụ bê tông.
→ Hữu Ích: Cách tính vật liệu xây nhà
2.2 Thép cuộn
Thép dạng dây cuộn, thường có bề mặt trơn hoặc có gân, với đường kính thông thường là Ø6mm, Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm, Ø14mm. Trọng lượng của mỗi cuộn thép này thường dao động từ khoảng 200 đến 459kg. Và trong một số trường hợp đặc biệt, nhà sản xuất có thể cung cấp cuộn thép với trọng lượng nhẹ hơn, chỉ khoảng 1/300kg/cuộn.
Thép cuộn chất lượng cần đảm bảo các yêu cầu về giới hạn chảy, độ bền tức thời và độ dãn dài, thường được xác định thông qua các thử nghiệm kéo và uốn ở trạng thái nguội. Thép dạng dây cuộn này được sử dụng rộng rãi trong quá trình gia công kéo dây và trong các dự án xây dựng như xây nhà ở, xây cầu đường, và xây dựng các công trình hầm.
2.3 Thép hình
Thép hình là một trong các loại thép xây dựng được sử dụng phổ biến hiện nay. Thép hình có các dạng cơ bản như: chữ H – U – I – Z – C – L – V. Loại thép này có ứng dụng khá đa dạng, từ xây dựng các công trình nhà phố, chung cư, nhà thép tiền chế, đến việc làm khung cho nhà xưởng, thùng xe, dầm cầu trục và chế tạo máy…. Sự linh hoạt và độ bền cao chính là điều khiến thép hình trở thành một vật liệu ưa chuộng trong ngành công nghiệp xây dựng và chế tạo tại Việt Nam.
2.4 Thép ống mạ kẽm
Một trong các loại thép trong xây dựng khác được sử dụng khá phổ biến là thép ống mạ kẽm. Thép ống mạ kẽm bao gồm nhiều loại khác nhau như thép ống tròn, thép ống chữ nhật, thép ống vuông, và thép ống hình oval.
Với khả năng chống ăn mòn tốt, độ bền cao và khả năng chống oxy hóa tốt, thép ống mạ kẽm thường được sử dụng rộng rãi trong các công trình như nhà thép tiền chế, gia công giàn giáo chịu lực, thiết kế đèn chiếu sáng đô thị, xây dựng trụ viễn thông, hệ thống cọc siêu âm trong cấu trúc nền móng… Đặc biệt, thép ống mạ kẽm rất thích hợp cho các công trình ngoài trời bởi chi phí thấp hơn so với thép không gỉ, giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh tế của dự án xây dựng.
→ Xem Chi Tiết: Giá vật liệu xây dựng
3. Tiêu chí khi chọn thép xây dựng
Thép đóng vai trò quan trọng trong các công trình. Chính vì thế, việc lựa chọn thép chất lượng chính là điều mà khách hàng cần phải ưu tiên hàng đầu. Sau đây SCG sẽ tổng hợp đến khách hàng một số tiêu chí lựa chọn thép xây dựng chất lượng:
- Ưu tiên lựa chọn thép từ các thương hiệu uy tín và nổi tiếng trên thị trường để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Ví dụ như thép Việt Úc thì trên thanh thép sẽ có hình ảnh con hình ảnh con Kangaroo rõ ràng nổi hẳn lên thanh thép.
- Kiểm tra và xác minh rằng thép xây dựng tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng mà Nhà sản xuất đã công bố. Điều này được thể hiện qua thông tin được dập nổi, bao gồm logo hay ký hiệu từ nhà sản xuất, đường kính danh nghĩa cùng các ký hiệu mác thép.
- Xem xét các chứng nhận và tiêu chuẩn mà sản phẩm đã đạt được.
- Đảm bảo rằng nguồn gốc xuất xứ của thép xây dựng rõ ràng và minh bạch. Thép cần có tem phiếu và mã vạch để theo dõi nguồn gốc và chất lượng.
Bài viết trên của SCG đã chia sẻ cho khách hàng các thông tin chi tiết về các loại thép xây dựng và cách tiêu chí để lựa chọn thép chất lượng. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích và giúp quý khách hàng tạo nên được các công trình chất lượng, bền vững.
→ Có thể bạn quan tâm:
SCG Việt Nam
Bài Viết Liên Quan