Skip to main content

Lợp ngói cần lưu ý gì? 10 kinh nghiệm lợp mái ngói gia chủ nên biết

SCG Vật Liệu Xây Dựng
8 Tháng 4, 2025

Để mái ngói đạt có được chất lượng tối ưu và tránh các sự cố như thấm dột, nứt vỡ, việc thi công đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Bài viết này, SCG VLXD sẽ chia sẻ 9 kinh nghiệm lợp mái ngói hữu ích mà gia chủ nên biết để đảm bảo quá trình thi công diễn ra thuận lợi và an toàn.

1. Chọn ngói từ cùng một lô sản xuất

Một trong những lưu ý đầu tiên mà có thể nhiều gia chủ bỏ qua chọn ngói từ cùng một lô sản xuất. Khi lợp mái, nên chọn ngói từ cùng một lô sản xuất để đảm bảo sự đồng nhất về màu sắc. Dù ngói được sản xuất theo quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, nhưng do điều kiện bảo quản và thời gian lưu kho, màu sắc giữa các lô có thể có sự chênh lệch nhỏ.

Nếu sử dụng ngói từ nhiều lô khác nhau trên cùng một mái, sự khác biệt này có thể làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình. Vì vậy, để mái ngói có màu sắc đồng đều và đẹp mắt, cần kiểm tra và sử dụng ngói cùng số lô khi thi công.

kinh nghiệm lợp mái ngói
Với ngói màu SCG, số lô sẽ được in phun lên rìa (cạnh bên) viên ngói.

2. Lưu ý khi vận chuyển và bảo quản ngói để tránh bể vỡ ngói

Một trong những lưu ý khác là vận chuyển và bảo quản ngói. Đây là 2 việc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng cần thực hiện đúng cách để tránh nguy cơ bể vỡ, hư hỏng ngói. Cụ thể:

Cách di chuyển ngói:

  • Sắp xếp ngói thành từng lớp đồng nhất, không chồng chéo lên nhau 
  • Cố định chắc chắn bằng dây đai trong quá trình di chuyển

Cách chồng ngói:

  • Với cách chồng các viên ngói thành từng chồng thẳng đứng thì mỗi chồng nên có chiều cao tối đa là 25 viên, với 5 viên một quay đầu ngược nhau để tăng sự ổn định.
  • Trong trường hợp diện tích kho bãi hạn chế, có thể chồng cao tối đa 30 viên, nhưng không được vượt quá mức này để tránh gây áp lực làm bể vỡ ngói.
  • Với phương pháp chồng nghiêng viên ngói (có lớp lót) thì xếp các viên ngói nghiêng theo từng lớp. Giữa mỗi lớp phải đặt một lớp đệm bằng cây gỗ hoặc rơm để giảm áp lực. Chiều cao tối đa là 6 lớp. Tuyệt đối không xếp chồng trực tiếp lên nhau mà không có lớp lót.
kinh nghiệm lợp mái ngói
Hướng dẫn 2 phương pháp lưu kho và chồng ngói đúng cách

Cách bảo quản ngói:

  • Đặt ngói trên bề mặt phẳng, tránh để ngoài trời trong thời gian dài vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ngói.
  • Nếu để ngoài trời thì nên che phủ ngói bằng bạt hoặc mái che để bảo vệ khỏi mưa nắng.

3. Lưu ý về cách di chuyển trên mái ngói để tránh bể, vỡ

Di chuyển trên mái ngói đòi hỏi sự cẩn thận để tránh làm nứt vỡ bề mặt ngói. Nguyên tắc cơ bản là tránh bước chân lên phần gờ chồng mí ngói – nơi 2 viên ngói tiếp giáp với nhau vì dễ gây áp lực khiến ngói bị hư hỏng. Thay vào đó, người thi công nên đi lên vị trí mũi ngói để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, người thi công nên sử dụng giày mũi mềm để giảm áp lực lên bề mặt và trang bị dây an toàn nhằm đảm bảo an toàn lao động khi làm việc trên mái cao.

4. Khoảng cách lito hợp lý theo khuyến cáo của từng loại ngói

Khoảng cách lito (mè) là yếu tố quyết định độ bền vững của mái ngói. Tùy thuộc vào loại ngói, nhà sản xuất sẽ quy định khoảng cách lito phù hợp, thông thường từ 340mm đến 360mm. Gia chủ nên đọc kỹ hướng dẫn thi công và hỏi sự tư vấn của nhà sản xuất/nhà cung cấp ngói để đưa ra khoảng cách lito chính xác cho từng loại ngói.

Khi thi công, nên chia lito từ trên nóc xuống để đảm bảo các thanh mè được lắp đặt đồng đều và song song. Việc chia lito đúng cách sẽ giúp cố định ngói chắc chắn hơn, hạn chế tình trạng xô lệch do gió bão.

kinh nghiệm lợp mái ngói
Khoảng cách lito cần đảm bảo theo đúng hướng dẫn của từng loại ngói

5. Độ dốc mái ngói đảm bảo kỹ thuật

Độ dốc mái ngói ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thoát nước và độ bền của mái. Theo tiêu chuẩn kỹ thuật, mái ngói cần có độ dốc tối thiểu 25°, lý tưởng nhất là 35° để đảm bảo nước mưa không bị đọng lại. Với độ dốc 30°, chiều dài xuôi mái không nên vượt quá 10m. Trong khi đó, nếu độ dốc là 45°, chiều xuôi mái có thể từ 10-15m. Thi công đúng độ dốc giúp mái ngói bền vững và hạn chế tình trạng thấm dột.

kinh nghiệm lợp mái ngói
Độ dốc mái ngói phù hợp sẽ giúp mái ngói có tuổi thọ cao và hạn chế thấm dột

6. Lưu ý về khoảng cách lợp ngói

Khi lợp mái với các loại ngói sóng hiện nay, không nên lợp quá khít theo đường mạch có sẵn. Nguyên nhân là do khi mái chịu tác động của nhiệt độ cao, các viên ngói sẽ giãn nở theo hai hướng: sang trái và phải. Sự giãn nở này có thể khiến ngói bị xô lệch, làm mất sự liên kết ban đầu và dẫn đến nguy cơ vỡ ngói. Vì vậy, việc duy trì khoảng cách phù hợp giữa các viên ngói là yếu tố quan trọng để đảm bảo độ bền của mái.

Đối với các loại ngói sóng lớn và sóng nhỏ, khoảng cách tối ưu giữa các viên ngói nên dao động từ 0.7mm đến 1.2mm. Khoảng cách này giúp ngói có không gian giãn nở mà không gây ra hiện tượng kênh lên hoặc nứt vỡ.

Một thao tác quan trọng khi lợp ngói để đảm bảo khoảng cách giữa các viên ngói là kỹ thuật “lắc nhẹ” viên ngói trước khi cố định lên mè. Việc này giúp viên ngói tự điều chỉnh về vị trí phù hợp, đảm bảo khoảng cách vừa đủ để giãn nở nhưng vẫn liên kết chặt chẽ. Mức độ “lắc nhẹ” cần thiết sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự khéo léo của người thợ, đảm bảo ngói không bị ép quá sát nhưng vẫn đủ khít để tạo độ chắc chắn cho mái nhà.

7. Thiết kế máng xối hiệu quả

Máng xối mái ngói là bộ phận chuyên dụng được lắp đặt để thu gom và dẫn nước mưa từ mái xuống hệ thống thoát nước, giúp kiểm soát dòng chảy, ngăn nước mưa chảy tự do gây thấm dột. Vật liệu phổ biến để làm máng xối bao gồm inox 304, tôn kẽm sơn tĩnh điện và nhựa PVC, trong đó inox được ưa chuộng nhờ độ bền cao và khả năng chống ăn mòn tốt. 

Vị trí lắp đặt máng xối lý tưởng là ở các điểm giao mái hoặc chân mái để dẫn nước thoát ra ngoài một cách hiệu quả, hạn chế tình trạng ứ đọng gây thấm dột.

kinh nghiệm lợp mái ngói
Máng xối mái ngói

8. Không thi công bằng cách dán ngói lên mái

Một sai lầm phổ biến khi thi công mái ngói là sử dụng hồ dầu hoặc vữa để dán ngói trực tiếp lên mái. Cách làm này dễ gây nứt vỡ do sự giãn nở nhiệt khi thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó, khi ngói bị nứt hoặc bong, việc thay thế sẽ rất khó khăn vì vữa bám chặt vào bề mặt mái.

Để đảm bảo độ bền và khả năng giãn nở, nên sử dụng hệ khung kèo thép nhẹ hoặc thép mạ kẽm. Kết hợp với cách lắp đặt theo phương pháp bắt vít hoặc móc ngói vào hệ khung, giúp ngói có không gian giãn nở theo thời tiết. Cách thi công này vừa đảm bảo tính ổn định, vừa giúp mái ngói chịu được các tác động từ môi trường.

9. Chọn phụ kiện ngói chính hãng

Việc lựa chọn phụ kiện ngói chính hãng là yếu tố quan trọng giúp mái ngói đạt độ bền cao nhất. Nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ nhà sản xuất uy tín để đảm bảo tính đồng bộ và chất lượng. 

10. Kiểm tra chất lượng mái sau thi công

Sau khi hoàn thành thi công, cần kiểm tra kỹ toàn bộ mái để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề như xô lệch, hở ngói hoặc thấm dột. Các yếu tố cần kiểm tra như sau:

Kiểm tra chất lượng lợp mái

  • Độ chắc chắn của mái: Kiểm tra tất cả các viên ngói đã được cố định chắc chắn, không bị lỏng lẻo hay có khoảng trống giữa các viên. Mái ngói càng được cố định tốt, càng tăng độ bền và khả năng chống chịu tác động từ môi trường.
  • Liên kết giữa các viên ngói: Đảm bảo các viên ngói được chồng đúng kỹ thuật, không có khe hở lớn. Nếu phát hiện khe hở, cần điều chỉnh ngay để tránh tình trạng thấm dò nước mưa.
  • Độ dốc của mái: Kiểm tra độ dốc có đáp ứng đúng yêu cầu thiết kế để đảm bảo nước mưa chảy xuống dễ dàng, tránh ứ đọng.
  • Hệ thống thoát nước: Kiểm tra máng xối và đường thoát nước có được lắp đặt đúng và hoạt động hiệu quả không. Đảm bảo không bị tắc nghẽn hoặc ứ đọng gây thấm rò nước.
  • Các điểm nối, góc mái: Kiểm tra các mối nối giữa mái ngói và các phụ kiện khác (tường, cửa sổ mái, ống khói…). Tất cả các điểm này phải được che chắn, bọc kín để ngăn nước thấm vào trong.

Kiểm tra các chi tiết phụ kiện

  • Nẹp đầu và cuối mái: Kiểm tra các thanh nẹp được lắp chặt chẽ, bảo vệ các viên ngói ở đầu mái tránh bị gió thổi bay hoặc xô lệch.
  • Nẹp mái giữa: Đây là bộ phận giúp cố định các viên ngói ở giữa mái. Kiểm tra nẹp có được lắp đúng và cố định chắc chắn không.
  • Keo dán ngói và dây thép cố định: Kiểm tra các điểm ngói đã được dán keo hoặc buộc dây thép chắc chắn, tránh tình trạng ngói bị rời khi gặp tác động mạnh.

Kiểm tra lớp chống thấm: Kiểm tra lớp chống thấm dưới ngói tại các điểm mối nối, góc mái, đầu mái. Đảm bảo rằng lớp chống thấm được lắp đúng quy trình, không bị rách hoặc hở gây thấm dò nước.

Lợp mái ngói không chỉ là công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn quyết định độ bền vững và an toàn của công trình. Việc tuân thủ các kỹ thuật lợp ngói theo hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ giúp gia chủ yên tâm về độ bền lâu dài của mái nhà. Hy vọng với 8 kinh nghiệm lợp mái ngói được chia sẻ trong bài viết, bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích để thi công mái ngói hiệu quả và đạt chuẩn kỹ thuật.

Tham khảo thêm các catalogue sản phẩm ngói tại đây:

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với SCG qua các kênh sau để được tư vấn chi tiết về công năng, mẫu, màu ngói:

  • HOTLINE: 1900.57.57.51
  • EMAIL: [email protected]
  • Fanpage: https://www.facebook.com/SCGBrandVietnam
cách tính xi măng xây nhà

SCG

VLXD SCG là công ty thành viên của Tập đoàn SCG, Thái Lan với hơn 100 năm kinh nghiệm. SCG hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm xi măng, ngói lợp nhà, tấm xi măng, tấm xi măng giả gỗ… tại Việt Nam từ năm 1992. Sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ Thái Lan, chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho khách hàng những thông tin chính xác về sản phẩm và các kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong ngành xây dựng.

Bài Viết Liên Quan