Skip to main content

3 cách tính độ dốc mái ngói đơn giản, đúng tiêu chuẩn 2025

SCG Vật Liệu Xây Dựng
20 Tháng 3, 2025

Độ dốc mái ngói thường lớn hơn mái tôn và các loại mái khác. Độ dốc của mái ngói sẽ ảnh hưởng đến khả năng thoát nước và chất lượng của hệ mái. Vậy tiêu chuẩn độ dốc mái ngói tối thiểu bao nhiêu là hợp lý? Cách tính độ dốc mái ngói? Cùng SCG VLXD tìm hiểu ngay sau đây.

1. Độ dốc mái ngói là gì? 

Độ dốc mái ngói là độ nghiêng của mái so với mặt phẳng ngang. Độ dốc của mái ngói thường được tính theo phần trăm (%) hoặc góc nghiêng (°).

Độ dốc mái ngói rất quan trọng vì nó quyết định khả năng thoát nước mưa và chống thấm cho mái nhà. Nếu mái có độ dốc đủ lớn, nước mưa sẽ chảy xuống nhanh hơn, tránh đọng lại gây thấm dột vào bên trong. Ngoài ra, độ dốc mái còn ảnh hưởng đến kiểu dáng và phong cách tổng thể của ngôi nhà, giúp tạo nên vẻ đẹp hài hòa và ấn tượng.

Độ dốc mái ngói
Độ dốc mái ngói là gì?

2. Vì sao việc tính độ dốc mái ngói lại rất quan trọng? 

Tính độ dốc mái ngói được xem là một trong những bước quan trọng nhất khi thiết kế và thi công mái nhà. Vì độ dốc mái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng, độ bền, và thẩm mỹ của công trình. Dưới đây là các lý do vì sao phải tính độ dốc của mái ngói chính xác:

  • Đảm bảo thoát nước kịp thời: Mái nhà có độ dốc phù hợp giúp nước mưa chảy xuống nhanh chóng, tránh tình trạng ứ đọng. Nếu mái quá phẳng, nước có thể bị đọng lại, gây ra ẩm mốc và làm hỏng kết cấu mái.
  • Giúp chống thấm, dột: Độ dốc hợp lý giúp nước không thấm qua các khe hở giữa các viên ngói, đặc biệt là trong những cơn mưa lớn. 
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ: Độ dốc mái ngói tiêu chuẩn giúp ngôi nhà có vẻ ngoài hài hòa, cân đối và phù hợp với phong cách kiến trúc. 
  • Giảm tác động của thời tiết, gió bão: Mái có độ dốc hợp lý giúp giảm áp lực của gió, hạn chế tình trạng tốc mái trong mùa mưa bão. 
  • Tiết kiệm chi phí: Nếu mái quá dốc, chi phí vật liệu và nhân công sẽ tăng do cần nhiều ngói hơn. Ngược lại, nếu mái quá phẳng, nguy cơ thấm dột cao, dẫn đến tốn kém chi phí sửa chữa. 
  • Kéo dài tuổi thọ công trình: Một mái ngói được thiết kế đúng độ dốc kéo dài tuổi thọ của công trình, giúp ngôi nhà bền vững theo thời gian.
cách tính độ dốc mái
Mái ngói nếu tính sai độ dốc có thể khiến nước mưa không thoát kịp, dẫn đến thấm dột

3. Tiêu chuẩn độ dốc mái ngói tối thiểu là bao nhiêu?

Độ dốc lợp mái ngói tối thiểu phụ thuộc vào loại ngói sử dụng và thiết kế của ngôi nhà. Các chuyên gia xây dựng luôn khuyến nghị mái ngói cần có độ dốc tối thiểu để đảm bảo khả năng thoát nước tốt, tránh tình trạng thấm dột vào bên trong.

Theo tiêu chuẩn xây dựng, độ dốc mái ngói tối thiểu là trên 20 độ. Đây là mức dốc thấp nhất để đảm bảo công năng của mái. Tuy nhiên, độ dốc mái ngói tiêu chuẩn phổ biến hiện nay là từ 30 độ -45 độ. 

Độ dốc mái ngói tiêu chuẩn còn phụ thuộc vào loại ngói sử dụng. Dưới đây là độ dốc của một số loại ngói phổ biến:

  • Độ dốc mái ngói âm dương (như mái ngói Nhật, mái ngói Thái): Khoảng 25 độ ( tương đương 40%)
  • Độ dốc mái ngói Thái: Khoảng 25 độ ( tương đương 40%)
  • Độ dốc mái ngói Nhật: Khoảng 25 độ ( tương đương 40%)
  • Độ dốc mái ngói bê tông: Khoảng từ 35 – 65 độ
  • Độ dốc mái ngói của Việt Nam: Khoảng từ 35 độ – 60 độ
  • Độ dốc mái ngói móc, mái ngói dẹt và mái ngói vảy cá: Khoảng từ 35 độ – 60 độ

4. Cách tính độ dốc mái ngói chính xác

Để tính độ dốc mái ngói, bạn cần xác định chiều cao và chiều rộng mái, sau đó áp dụng công thức sau:

1. Công thức tính độ dốc mái ngói theo độ (°) : m = H/L = tan(α)

2. Công thức tính độ dốc mái ngói theo phần trăm (%): i% = m x 100% = H/L 100%

Trong đó:

  • Góc α = arctan (m)
  • α: độ dốc 
  • H: độ cao mái
  • L: 1/2 độ rộng mái.
cách tính độ dốc mái tiêu chuẩn
Hình minh hoạ cho công thức cách tính độ dốc mái tiêu chuẩn

Ví dụ thực tế về cách tính độ dốc mái lợp ngói:

Giả sử một ngôi nhà có mái ngói với:

  • Chiều rộng tổng của mái: 6m → L = 6/2 = 3m
  • Chiều cao từ đỉnh mái đến mép mái: H = 1.5m

Bây giờ, áp dụng công thức:

  • Tính độ dốc theo độ: m= H/L=1.53=0.5 → α=arctan(0.5)= 26.57° → Góc độ dốc của mái là 26.57°.
  • Tính độ dốc theo phần trăm (%): i% =1.53×100% = 50% → Độ dốc mái theo phần trăm là 50%.

3. Cách tính độ dốc mái ngói từ góc alpha sang độ dốc (%)

Góc α (độ) Độ dốc (%)
8%
10° 17%
12° 21%
15° 26%
20° 36%
25° 46%
30° 57%
35° 70%
40° 83%
45° 100%

5. Một số lưu ý về độ dốc mái ngói

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nhớ khi về độ dốc lợp mái ngói:

  1. Các loại ngói xi măng hoặc ngói có thiết kế gờ chắn ngang cần có độ dốc thấp hơn so với ngói không có gờ để đảm bảo khả năng thoát nước.
  2. Mỗi loại vật liệu ngói có yêu cầu về độ dốc khác nhau. Khi lựa chọn ngói, cần xem xét điều kiện thời tiết khu vực thi công. Ở những vùng có mưa nhiều, gió lớn, nên tăng độ dốc để giúp thoát nước nhanh hơn và tránh tình trạng dột, thấm.
  3. Độ dốc mái tối thiểu phải trên 20° để đảm bảo chất lượng và độ bền. Nếu thấp hơn mức này, mái dễ bị thấm nước, ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
  4. Nếu không thể làm mái có độ dốc cao, có thể sử dụng các giải pháp như dán miếng chống dột hoặc chồng mí để tăng khả năng chống thấm trong mùa mưa bão.

Hy vọng với những thông tin trên, gia chủ có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi “độ dốc mái ngói bao nhiêu là hợp lý” cũng như 3 cách tính độ cách tính độ dốc của mái ngói đơn giản, chính xác.

cách tính xi măng xây nhà

SCG Vật Liệu Xây Dựng

SCG Vật Liệu Xây Dựng là một công ty thành viên của Tập đoàn SCG, Thái Lan với hơn 100 năm kinh nghiệm. SCG hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm xi măng, vật liệu xây dựng tại Việt Nam từ năm 1992. Sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ Thái Lan chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho khách hàng những thông tin chính xác và hữu ích nhất về các sản phẩm của SCG và những kinh nghiệm trong ngành xây dựng.

Bài Viết Liên Quan