Xi măng xanh: Giải pháp bền vững cho ngành xây dựng
Xi măng xanh đang ngày càng trở thành xu hướng trong ngành xây dựng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và nhu cầu ngày càng cao về phát triển bền vững cũng như các công trình xanh. Vậy xi măng xanh là gì và những lợi ích mang lại cho các công trình như thế nào? Cùng SCG VLXD tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Xi măng xanh là gì?
Xi măng xanh là loại vật liệu xây dựng hiện đại được phát triển nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong ngành xây dựng. Xi măng xanh giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất, góp phần vào việc tạo ra những công trình có độ bền cao, thân thiện với môi trường.
Đặc điểm của xi măng xanh
Quá trình sản xuất thân thiện với trái đất
Quy trình sản xuất xi măng xanh ứng dụng các công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất sử dụng các nhiên liệu thay thế thay cho nhiên liệu hóa thạch và tận dụng năng lượng tái tạo, giúp giảm tác động tiêu cực đến môi trường so với các loại xi măng truyền thống.
Đơn cử như xi măng xanh SCG Low Carbon, quy trình sản xuất sản phẩm này tập trung vào việc thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu tái tạo, hệ thống thu hồi nhiệt thải và tái sử dụng nhiệt thải phát sinh. Nhờ vậy, quá trình sản xuất xi măng SCG Low Carbon đã giúp giảm đến 20% lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất, lượng carbon tương đương với 12 cây trưởng thành hấp thụ trong 1 năm.
Đặc tính kỹ thuật vượt trội của xi măng xanh
Về mặt cơ lý, xi măng xanh cũng đạt được độ bền và khả năng chịu lực tương đương hoặc thậm chí vượt trội so với xi măng thông thường. Chính vì những đặc tính này, xi măng xanh là một lựa chọn thân thiện với môi trường, là giải pháp hiệu quả cho các công trình bền vững.
Sản phẩm xi măng SCG Low Carbon là một minh chứng rõ nét với 2 đặc tính siêu bền chắc và siêu dẻo mịn, tăng cường hơn các sản phẩm xi măng thông thường khác. Sản phẩm ứng dụng công nghệ SCG Nano phát triển các phân tử xi măng siêu nhỏ, tạo liên kết chặt chẽ và giảm lỗ rỗng trong bê tông, giúp hạn chế nứt và rò rỉ, đặc biệt dưới tác động của thời tiết khắc nghiệt.
Khả năng chịu lực của sản phẩm vượt trội với cường độ chịu nén trong 3 ngày cao hơn 7% so với xi măng Portland cao cấp và đạt tiêu chuẩn TCVN 6260:2020 vượt 45%. Với độ bền và cứng chắc, xi măng SCG Low Carbon là lựa chọn lý tưởng cho các công trình bền vững dài hạn.
Bên cạnh đó, sản phẩm đạt chuẩn TCVN, ASTM, và BSEN, khẳng định chất lượng vượt trội, sẵn sàng cạnh tranh tại các thị trường quốc tế như Mỹ, Canada, và châu Úc.
Tìm Hiểu Thêm: Bê tông xanh
2. Vì sao xi măng xanh là giải pháp xây dựng bền vững cho tương lai?
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn biến hết sức nghiêm trọng khi năm 2024 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử với nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 1.5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt qua ngưỡng cảnh báo 1.5°C của Hiệp định Paris. Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với tần suất và cường độ chưa từng thấy. Để đối phó với vấn đề này, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow. Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
Không đứng ngoài xu thế đó, các doanh nghiệp sản xuất xi măng hàng đầu thế giới đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đột phá để giảm thiểu tác động môi trường. Việc áp dụng các công nghệ sản xuất xi măng xanh sạch và giảm khí thải đang trở thành mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và đạt các cam kết về khí hậu.
Xi măng xanh đang nổi lên như một giải pháp hiệu quả để giảm thiểu khí thải trong ngành xây dựng. Sản phẩm này không chỉ giúp giảm khí CO2 trong quá trình sản xuất mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn công trình xanh nhờ các đặc tính vượt trội như bền chắc hơn, dẻo mịn hơn so với xi măng thông thường. Xu hướng sử dụng xi măng xanh ngày càng phổ biến, đặc biệt trong các công trình xây dựng bền vững và đáp ứng các chứng chỉ xanh quốc tế. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu tác động môi trường mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành xây dựng toàn cầu.
3. Các ưu điểm của xi măng xanh
Xi măng xanh mang đến nhiều ưu điểm vượt trội so với các vật liệu truyền thống khác như:
- Giảm khí thải CO2: Quá trình sản xuất xi măng xanh thải ra ít khí thải CO2 hơn so với xi măng truyền thống. Điều này nhờ vào việc sử dụng các vật liệu thay thế như tro bay, xỉ lò cao và pozzolana, giúp giảm lượng khí thải trong quá trình sản xuất, đạt mức giảm đến 80%.
- Hiệu quả năng lượng và công nghệ tiết kiệm năng lượng: Quy trình sản xuất xi măng xanh sử dụng ít năng lượng hơn, nhờ việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như WHR (Waste Heat Recovery) – Công nghệ thu hồi nhiệt thải. Công nghệ WHR sẽ thu lại một phần nhiệt thừa và chuyển hóa thành năng lượng tái sử dụng cho các phần khác của quy trình sản xuất, từ đó tiết kiệm năng lượng so với sản xuất xi măng truyền thống.
- Độ bền cao và đặc tính vượt trội cho công trình: Xi măng xanh có độ bền vượt trội nhờ vào việc sử dụng vật liệu cải thiện cường độ nén, khả năng chống xói mòn, mưa axit và biến đổi nhiệt độ. Điều này giúp công trình bền vững hơn trong môi trường khắc nghiệt, đặc biệt là các công trình cầu đường.
- Nguồn cung ứng bền vững và giải quyết chất thải công nghiệp: Các vật liệu sản xuất xi măng xanh chủ yếu có nguồn gốc từ tái chế hoặc nguồn địa phương, giúp giảm chi phí vận chuyển và thúc đẩy tính bền vững. Đồng thời, việc sử dụng chất thải công nghiệp như xỉ và tro bay giúp giảm ô nhiễm đất và áp lực xử lý chất thải.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất: Sử dụng nguyên liệu thải trong sản xuất xi măng xanh giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất và không phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, góp phần bảo vệ môi trường và giảm tác động tiêu cực từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Tìm Hiểu Thêm: Xi măng thân thiện với môi trường
4. Phân loại các dòng xi măng xanh
Tham khảo 7 loại xi măng xanh nổi bật đang được phát triển trên thế giới hiện nay
Xi măng Ekkomaxx
Xi măng Ekkomaxx, được sản xuất bởi Ceratech tại Hoa Kỳ, là một trong những loại xi măng xanh tiên tiến. Với thành phần 95% là tro bay và 5% phụ gia dạng lỏng tái tạo, Ekkomaxx giúp giảm lượng khí thải carbon gần như bằng không. Quá trình sản xuất giúp giảm 95% nguyên liệu thô mà còn tiết kiệm đến một nửa lượng nước tiêu thụ. Những đặc tính nổi bật của loại xi măng này bao gồm cường độ sớm cao, khả năng chống nứt, chống ăn mòn, và độ bền vượt trội so với xi măng truyền thống.
Xi măng Magie Oxyclorua (MOC)
Xi măng Magie Oxyclorua là loại xi măng thân thiện với môi trường, được sản xuất từ bột Magie oxit (MgO) và dung dịch Magie clorua (MgCl2). Bằng cách hấp thụ CO2 từ khí quyển, loại xi măng này không những thân thiện với môi trường mà còn có cường độ nén lớn và đông kết nhanh. Tuy nhiên, để khắc phục yếu điểm về khả năng chịu nước, xi măng này cần được bổ sung thêm tro bay và khói silic, từ đó tăng cường độ bền và khả năng chống nước.
Xi măng Geopolymer
Geopolymer, một loại xi măng hoạt tính kiềm, được sản xuất từ aluminosilicat thay vì canxi oxit như trong xi măng truyền thống. Loại xi măng này giảm đến 95% lượng CO2 thải ra so với xi măng Portland thông thường, đồng thời có thể cạnh tranh về hiệu suất và chi phí. Sử dụng các sản phẩm phụ công nghiệp như tro bay, xi măng Geopolymer mang lại một giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Xi măng Ferrocrete
Xi măng Ferrocrete, sản xuất từ silica và sắt, là các sản phẩm phụ từ ngành công nghiệp thép và thủy tinh. Khi được xử lý bằng CO2, vật liệu này trở thành vật liệu có hàm lượng carbon âm, đóng góp tích cực vào việc giảm lượng khí thải. Ferrocrete là một ví dụ điển hình của việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất vật liệu xây dựng, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.
Xi măng Canxi Sulfoaluminate
Xi măng Canxi Sulfoaluminate được sản xuất bằng một quá trình nung ở nhiệt độ thấp hơn xi măng truyền thống, giúp giảm lượng CO2 thải ra. Loại xi măng này có thể đạt được cường độ của bê tông thông thường trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 24 giờ, và thích hợp cho các công trình đòi hỏi bê tông đông cứng nhanh. Nó cũng tiết kiệm đến 25% năng lượng trong sản xuất và giảm 20% lượng khí thải CO2.
Xi măng Cacbon cô lập
Xi măng Cacbon cô lập được sản xuất từ nước biển hoặc nước muối, qua đó sử dụng CO2 để tạo ra canxi cacbonat. Quy trình này làm giảm lượng khí CO2 trong không khí và tạo ra một loại xi măng có độ bền cao, thấm khí và có màu trắng, ưu việt hơn so với xi măng Portland truyền thống.
Xi măng sản xuất bằng hơi nước siêu nóng
Xi măng được sản xuất bằng phương pháp hơi nước quá nhiệt là một kỹ thuật giúp tăng cường phản ứng của các hạt xi măng, đồng thời thu giữ CO2 thải ra trong quá trình sản xuất. Đây là một trong những phương pháp tiên tiến giúp giảm thiểu khí thải CO2 trong ngành công nghiệp xi măng, đồng thời cải thiện tính năng của vật liệu xây dựng.
5. SCG và cam kết phát triển vật liệu xanh
Với cam kết phát triển các giải pháp xanh bền vững, SCG không ngừng nỗ lực nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm xi măng đáp ứng tiêu chuẩn xanh. Tháng 6/2024, SCG đã công bố sản phẩm xi măng xanh SCG Low CarboCarbon đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững, không chỉ giảm thiểu tác động đến môi trường mà còn cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành xây dựng. Sự phát triển này phản ánh cam kết của SCG trong việc đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho tương lai.
Xi măng SCG Low Carbon là một lựa chọn vật liệu xây dựng xanh, đáp ứng các tiêu chuẩn của công trình xanh. Sản phẩm phù hợp với yêu cầu khắt khe trong các chứng nhận công trình xanh quốc tế như LEED và EDGE, góp phần bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng.
Bên cạnh các yếu tố về môi trường, SCG cũng tập trung phát triển dòng sản phẩm SCG Low Carbon với những ưu điểm vượt trội về độ bền chắc và dẻo mịn.
- Nhờ ứng dụng công nghệ SCG Nano, sản phẩm phát triển các phân tử xi măng siêu nhỏ, giúp tăng cường liên kết chặt chẽ và giảm thiểu lỗ rỗng trong quá trình trộn bê tông. Khả năng chịu lực của xi măng SCG Low Carbon đã được kiểm chứng, với cường độ chịu nén sau 3 ngày cao hơn 7% so với xi măng Portland cao cấp khác, vượt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6260:2020 tới 45%.
- Với các hạt xi măng siêu nhỏ, xi măng SCG Low Carbon có khả năng len lỏi vào các khe hở trong cốt liệu, che phủ hoàn hảo các khuyết điểm như khe nứt hay lồi lõm trong quá trình xây dựng.
Nhờ những đặc tính vượt trội trên, xi măng SCG Low Carbon được chủ nhà, chủ thầu đánh giá cao về tính dẻo và khả năng bám dính vượt trội của vữa xi măng, giúp tăng hiệu suất thi công, tiết kiệm thời gian và chi phí. Độc giả có thể tham khảo các đánh giá thực tế từ các chủ thầu, chủ nhà đã sử dụng xi măng SCG Low Carbon qua các video sau:
Liên hệ với SCG để được tư vấn chi tiết và đặt hàng:
- Hotline: 1900 575751
- EMAIL: [email protected]
- Fanpage: https://www.facebook.com/SCGBrandVietnam
Như vậy, với những ưu điểm vượt trội về bảo vệ môi trường và hiệu quả sử dụng, các loại xi măng xanh đang ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu trong ngành xây dựng. SCG VLXD luôn tiên phong trong việc phát triển và cung cấp các giải pháp vật liệu xanh, đặc biệt là xi măng xanh, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và nâng cao chất lượng công trình. Với cam kết bền vững, SCG VLXD tiếp tục tập trung vào việc nghiên cứu và cung cấp các sản phẩm xi măng xanh đạt chuẩn quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành xây dựng.
SCG Việt Nam
Bài Viết Liên Quan