5 loại tấm lót sàn gác lửng chịu lực tốt – bền – giá rẻ
Sàn gác lửng ngày càng được ứng dụng phổ biến trong thiết kế nhà ở, đặc biệt tại các khu đô thị có diện tích hạn chế, giúp mở rộng diện tích sử dụng mà không làm tăng diện tích xây dựng, mang đến giải pháp tối ưu cho những ngôi nhà nhỏ.
Đáp ứng nhu cầu đó, ngày càng có nhiều lựa chọn tấm lót sàn gác lửng mới ra đời. Từ những vật liệu truyền thống như gỗ, ván ép cho đến các vật liệu hiện đại như tấm xi măng, tấm nhựa, mỗi loại đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Bài viết này của SCG sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các loại tấm lót sàn gác lửng phổ biến trên thị trường, giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho công trình của mình.
1. Tiêu chí lựa chọn tấm lót sàn gác lửng chất lượng, phù hợp
Để lựa chọn được tấm lót sàn gác lửng chất lượng và phù hợp, bạn cần xem xét nhiều yếu tố quan trọng. Dưới đây là những tiêu chí bạn nên tham khảo để đưa ra quyết định tốt nhất:
- Khả năng chịu lực: Gác lửng thường được sử dụng để làm phòng ngủ, phòng làm việc hoặc thư giãn. Vì vậy, tấm lót sàn cần phải có khả năng chịu lực tốt để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Độ bền: Các loại tấm lót sàn gác lửng cần phải có độ bền cao để tránh bị hư hỏng hoặc biến dạng trong quá trình sử dụng.
- Chống nước và chống ẩm: Gác lửng thường nằm ở vị trí cao, dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và nước mưa. Vì vậy, tấm lót sàn cần phải có khả năng chống nước và chống ẩm tốt để tránh bị mối mọt hoặc hư hỏng.
- Khả năng chống cháy: An toàn phòng cháy chữa cháy là yếu tố quan trọng được đặc biệt quan tâm. Nên ưu tiên các loại vật liệu có khả năng chịu nhiệt, chống cháy lan để đảm bảo an toàn cho không gian sống.
- Trọng lượng nhẹ, dễ thi công: Gác lửng thường có diện tích nhỏ, kết cấu chịu lực hạn chế, vì vậy tấm lót sàn cần có trọng lượng nhẹ để không gây áp lực lớn lên khung sàn, đảm bảo an toàn cho công trình. Bên cạnh đó, việc lựa chọn vật liệu dễ thi công giúp quá trình lắp đặt diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời giảm chi phí nhân công, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2. Các loại tấm lót sàn gác lửng phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tấm lót sàn cho gác lửng với những ưu và nhược điểm khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về một số loại vật liệu phổ biến để bạn có cái nhìn tổng quan và lựa chọn phù hợp nhất cho không gian gác lửng của mình:
Loại vật liệu | Ưu điểm | Nhược điểm |
Tấm xi măng lót sàn | – Khả năng chịu tải trọng lớn, trọng lượng nhẹ
– Chống nước, chống mối mọt – Không bắt lửa, cách nhiệt tốt – Thi công nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công |
– Cần thi công đúng kỹ thuật để đảm bảo độ bền và chất lượng công trình |
Tấm ván nhựa PVC | – Màu sắc đa dạng
– Trọng lượng nhẹ – Chống thấm nước và chịu ẩm vượt trội |
– Độ bền không cao
– Khả năng chịu nhiệt kém |
Tấm lót sàn bằng gỗ | – Vẻ đẹp sang trọng
– Độ bền cao |
– Giá thành cao
– Dễ bị mối mọt, cong vênh nếu không được xử lý đúng cách |
Tấm lót sàn bằng ván ép | – Chống trầy xước, mài mòn
– Màu sắc đa dạng – Chống ẩm, mối mọt |
– Dễ bị cong vênh
– Khả năng chống nước, chống ẩm kém |
Tấm bê tông nhẹ EPS | – Chống cháy tốt
– Chỉ số dẫn nhiệt thấp – Trọng lượng khá nhẹ |
– Khó thi công |
2.1 Tấm lót sàn gác lửng bằng cemboard
Tấm cemboard là một loại vật liệu xây dựng hiện đại, được nhiều công trình, chủ nhà, chủ nhà thầu lựa chọn để làm tấm lót sàn gác lửng với các ưu điểm như trọng lượng nhẹ nhưng vẫn có độ cứng chắc cao, không bị cong vênh hay mối mọt như gỗ truyền thống.
Trong số các loại tấm Cemboard trên thị trường, SCG Smartboard là sản phẩm cao cấp đến từ Tập đoàn SCG Thái Lan với công nghệ sản xuất hiện đại Firm & Flex. SCG Smartboard đã có mặt trên thị trường Việt Nam hơn 10 năm và trở thành lựa chọn đáng tin cậy của nhiều chủ nhà, chủ thầu trong các công trình xây dựng. Tấm SCG Smartboard có cấu trúc vững chắc nhưng vẫn đảm bảo độ dẻo dai, giúp tăng độ bền khi sử dụng làm sàn gác lửng.
Ưu điểm nổi bật của tấm SCG Smartboard khi làm sàn gác lửng
- Chịu tải trọng lớn: SCG Smartboard có khả năng chịu tải lên đến 5.300 kg/m² (trên hệ khung đỡ hai chiều), đảm bảo độ chắc chắn cho sàn gác lửng, phù hợp cho nhà ở, quán cà phê, văn phòng, kho xưởng…
- Trọng lượng nhẹ, dễ thi công: So với bê tông truyền thống, SCG Smartboard có trọng lượng nhẹ hơn nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực, giúp giảm tải cho hệ khung xương và tăng tuổi thọ công trình.
- Chịu nước, chống ẩm, không cong vênh: Nhờ thành phần cùng công nghệ sản xuất tiên tiến, SCG Smartboard có khả năng chịu nước, chống ẩm, không cong vênh, phù hợp với các khu vực có độ ẩm cao.
- Chống mối mọt, không mục nát: Thành phần xi măng Portland và sợi cellulose giúp SCG Smartboard không bị mối mọt tấn công, bền bỉ hơn so với ván gỗ ép truyền thống.
- Chống cháy, cách âm tốt: SCG Smartboard có khả năng chịu nhiệt 600°C trong 150 phút và 550°C trong 180 phút, hệ số bắt lửa là 0 theo tiêu chuẩn ISO 11925-2:2020, giúp giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn và tăng độ an toàn cho công trình.
- Dễ dàng lắp đặt và hoàn thiện: Tấm Cemboard SCG có bề mặt phẳng, dễ dàng cắt khoan. Cùng với đó, sản phẩm khối lượng chỉ 30kg/m2, không cần gia cố bê tông, giúp tiết kiệm thời gian thi công.
Đọc Thêm: Hướng dẫn các bước làm sàn bằng tấm cemboard chi tiết, đúng kỹ thuật
2.2 Tấm ván nhựa PVC
Tấm lót sàn gác lửng PVC (Polyvinyl clorua) là vật liệu lót sàn hiện đại, được cấu tạo từ bột nhựa PVC và các chất phụ gia tổng hợp. Cấu trúc của tấm PVC gồm 4 lớp là tấm Plasker, lớp keo Hot Melt Pur, màng film và màng bảo vệ. Với màu sắc bắt mắt, sang trọng, tấm ván nhựa PVC không chỉ được dùng để lót sàn mà còn được ứng dụng trong nhiều hạng mục công trình khác.
Ưu điểm của tấm PVC bao gồm màu sắc đa dạng, từ vân đá đến vân gỗ, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cao của nhiều công trình. Ngoài ra, loại tấm lót này còn có trọng lượng nhẹ, giúp giảm áp lực lên móng và dễ dàng vận chuyển. Nhờ có thành phần chính là nhựa, tấm ván nhựa PVC còn sở hữu khả năng chống thấm nước và chịu ẩm vượt trội, cho phép sử dụng ở nhiều khu vực, bao gồm cả ngoài trời và ban công. Tuy nhiên, tấm PVC có độ bền không cao, chỉ trên dưới 10 năm đối với những nơi có độ ẩm cao. Khả năng chịu nhiệt của tấm ván này cũng thấp, chỉ chịu được nhiệt độ khoảng 60-70ºC.
2.3 Tấm ván lót sàn nhựa hèm khóa SPC Moolar
Tấm lót sàn nhựa hèm khóa SPC Moolar là dòng sản phẩm cao cấp thuộc tập đoàn SCG Thái Lan, được nhiều gia đình và chủ đầu tư tin dùng nhờ những ưu điểm vượt trội. Sản phẩm có cấu tạo từ bột đá và nhựa nguyên sinh cùng công nghệ hèm khóa Uniclic giúp sàn hoàn toàn không thấm nước, phù hợp với mọi không gian, kể cả khu vực ẩm ướt như nhà bếp, phòng tắm.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn đáp ứng các tiêu chí khác khi lựa chọn tấm lót sàn gác lửng như:
- Chống nồm ẩm, trơn trượt: Bề mặt sàn được thiết kế đặc biệt giúp giảm trơn trượt, an toàn cho trẻ nhỏ và người già.
- Chống cháy lan: Vật liệu không bắt lửa giúp nâng cao độ an toàn phòng cháy chữa cháy.
- Độ bền cao: Sàn có tuổi thọ dài nhờ chất liệu cao cấp, không cong vênh, co ngót khi thay đổi thời tiết.
2.4 Tấm lót sàn bằng gỗ
Tấm lót sàn gỗ được phân loại chủ yếu thành hai loại là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Gỗ tự nhiên được chế tác từ các loại gỗ nguyên khối, giữ lại vẻ đẹp vân gỗ tự nhiên và màu sắc ấm áp. Gỗ công nghiệp được sản xuất từ bột gỗ hoặc dăm gỗ, kết hợp với các chất phụ gia và ép dưới nhiệt độ, áp suất cao. Cấu tạo của tấm lót sàn gỗ công nghiệp thường gồm lớp cốt gỗ (HDF hoặc MDF), lớp phủ bề mặt (melamine hoặc laminate) và lớp lót dưới.
Ưu điểm của tấm lót sàn gỗ tự nhiên là vẻ đẹp sang trọng, độ bền cao và khả năng điều hòa không khí. Tuy nhiên, chúng có giá thành cao, dễ bị mối mọt, cong vênh và chịu ẩm kém. Tấm lót sàn gỗ công nghiệp có ưu điểm giá thành rẻ hơn, đa dạng về mẫu mã, màu sắc, khả năng chống trầy xước, chống ẩm tốt hơn. Nhược điểm là độ bền không bằng gỗ tự nhiên và có thể chứa các chất độc hại.
2.5 Tấm lót sàn gác lửng bằng ván ép
Tấm lót sàn bằng ván ép là một loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến trong việc lát sàn nhà, đặc biệt là sàn gác lửng. Ván ép được cấu tạo từ nhiều lớp gỗ mỏng, thường là gỗ thông, xà cừ, cao su… được ép chặt lại với nhau bằng keo chuyên dụng. Cấu trúc này tạo nên một tấm vật liệu có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt và ít bị biến dạng.
Điểm nổi bật của tấm lót sàn bằng ván ép bao gồm khả năng hạn chế mài mòn, trầy xước, màu sắc và kiểu dáng đa dạng, phong phú, khả năng chịu nước, chống ẩm và chống mối mọt, dễ dàng thi công và lắp đặt. Tuy nhiên, loại vật liệu này lại dễ bị cong vênh trong quá trình sử dụng do tính chất không chống nước và khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, khả năng chống lửa kém do làm từ chất liệu gỗ.
2.6 Lót sàn gác lửng bằng bê tông nhẹ EPS
Tấm lót gác bê tông nhẹ EPS là một vật liệu xây dựng tiên tiến, được chế tạo từ hỗn hợp các hạt xốp EPS trên nền xi măng, cát, hạt nhựa EPS và các thành phần phụ gia. Quá trình sản xuất bao gồm việc trộn đều các nguyên liệu này để tạo thành một hỗn hợp vữa đặc, sau đó được đúc thành các hình dạng khác nhau như dạng khối hoặc tấm và để chúng đông cứng tự nhiên.
Tấm lót gác bê tông nhẹ EPS có khả năng chống cháy ấn tượng, có thể chịu được ngọn lửa lên đến 3 giờ 20 phút ở nhiệt độ 1100ºC. Ngoài ra, vật liệu này còn có chỉ số dẫn nhiệt cực kỳ thấp, giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong không gian. Trọng lượng của tấm lót gác bê tông nhẹ EPS cũng là một lợi thế lớn, nhẹ hơn một nửa so với gạch đỏ truyền thống và chỉ bằng một phần ba so với bê tông. Tuy vậy, do cấu tạo từ các vật liệu không đồng nhất, nếu tấm lót sàn bê tông nhẹ EPS không được thi công đúng kỹ thuật, có thể xuất hiện các vết nứt sau này.
Tham Khảo: Giá tấm bê tông nhẹ
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại tấm lót sàn gác lửng phổ biến và đưa ra lựa chọn phù hợp cho công trình của mình. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác về ván lót sàn gác lửng SCG Smartboard thì đừng ngần ngại liên hệ cho SCG VLXD qua 1900.57.57.51 để được tư vấn và hỗ trợ.
Bài Viết Liên Quan