Nên lợp tôn hay ngói? So sánh ưu, nhược điểm và chi phí
Nên lợp tôn hay ngói luôn là câu hỏi khiến nhiều gia chủ băn khoăn khi xây dựng hoặc cải tạo nhà cửa. Mỗi loại vật liệu đều có ưu và nhược điểm riêng về độ bền, tính thẩm mỹ cũng như chi phí xây dựng. Trong bài viết này, SCG VLXD sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan, so sánh cụ thể để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
1. So sánh mái tôn và mái ngói
Nên lợp tôn hay mái? Mỗi loại vật liệu đều có ưu nhược điểm riêng. Gia chủ có thể tham khảo so sánh chi tiết về ưu nhược điểm của từng loại dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng gia đình.
1.1 Ưu nhược điểm của mái tôn
Ưu điểm
- Thi công nhanh chóng, dễ dàng: Nhờ đặc tính gọn, nhẹ, mái tôn giúp quá trình lắp đặt diễn ra thuận lợi, rút ngắn thời gian thi công. Hệ thống khung đỡ bằng thép giúp việc lắp ráp trở nên đơn giản hơn so với các vật liệu khác.
- Giảm tải trọng cho công trình: Với trọng lượng nhẹ, mái tôn không gây áp lực lên hệ thống khung xà gồ và nền móng, giúp ngôi nhà ổn định hơn. Đồng thời, các công trình lân cận cũng không bị ảnh hưởng bởi tải trọng từ mái.
- Chi phí tiết kiệm: So với các loại vật liệu khác như mái ngói, chi phí mua và lắp đặt mái tôn thấp hơn, phù hợp với những công trình có ngân sách hạn chế.
- Dễ dàng thay thế, sửa chữa: Khi cần thay đổi hoặc sửa chữa, mái tôn có thể được tháo lắp đơn giản mà không gây ảnh hưởng quá lớn đến kết cấu chung của công trình.
Nhược điểm
- Khả năng cách nhiệt và cách âm kém: Do tính chất hấp thụ nhiệt cao của kim loại, mái tôn khiến không gian bên dưới nóng hơn vào những ngày nắng. Ngoài ra, vào mùa mưa, tiếng ồn từ hạt mưa rơi trên mái có thể gây khó chịu.
- Tuổi thọ không cao: So với mái ngói, mái tôn có độ bền thấp hơn, dễ bị phai màu theo thời gian. Dưới tác động của môi trường, đặc biệt là ở khu vực có khí hậu khắc nghiệt hoặc gần biển, mái tôn dễ bị ăn mòn, rỉ sét.
- Dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan: Mái tôn có trọng lượng nhẹ nên khi gặp gió mạnh hoặc mưa bão lớn, nếu không được lắp đặt chắc chắn, nó có thể bị tốc mái hoặc biến dạng.
1.2 Ưu nhược điểm của mái ngói
Ưu điểm
- Độ bền cao: Mái ngói có thể duy trì chất lượng lên đến hàng chục năm nhờ khả năng chống bào mòn, chịu lực tốt và ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt. Các loại ngói hiện đại còn được phủ các lớp sơn đặc biệt giúp chống rong rêu, nâng cao khả năng giữ màu, giúp duy trì vẻ đẹp lâu dài.
- Cách nhiệt và cách âm tốt: Được làm từ đất sét nung hoặc xi măng với cấu trúc dày, mái ngói giúp giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt, giữ cho không gian bên trong mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Đồng thời, khả năng cách âm vượt trội giúp hạn chế tiếng ồn từ môi trường bên ngoài, mang lại không gian yên tĩnh cho gia đình.
- Tính thẩm mỹ cao: Mái ngói mang đến vẻ đẹp cổ điển, sang trọng và phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc. Với sự đa dạng về mẫu mã, màu sắc, người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn kiểu ngói phù hợp với thiết kế tổng thể của ngôi nhà.
- Chống thấm, chống dột tốt: So với mái tôn, mái ngói có khả năng hút ẩm và chống thấm hiệu quả, giúp bảo vệ ngôi nhà trước những tác động từ mưa bão. Đặc biệt, nhiều loại ngói với thiết kế cải tiến giúp tăng cường khả năng chống thấm dột.
Nhược điểm
- Chi phí cao: So với mái tôn, giá ngói lợp và thi công lợp mái ngói thường cao hơn. Đây có thể là yếu tố khiến nhiều người cân nhắc khi lựa chọn.
- Yêu cầu kỹ thuật thi công chính xác: Việc lợp mái ngói yêu cầu kỹ thuật chính xác để đảm bảo độ khít giữa các viên ngói, tránh hiện tượng dột nước. Vì vậy, quá trình thi công thường mất nhiều thời gian và cần thợ lành nghề.
- Trọng lượng nặng: Mái ngói có trọng lượng lớn hơn so với mái tôn, đòi hỏi hệ thống xà gồ và khung mái phải chắc chắn để chịu tải tốt. Điều này có thể làm tăng chi phí xây dựng và yêu cầu kết cấu móng vững chắc hơn.
2. So sánh chi phí lợp mái tôn và mái ngói
Chi phí là yếu tố quan trọng khi lựa chọn vật liệu lợp mái. Dưới đây là bảng so sánh chi phí lợp mái ngói và mái tôn:
Hạng mục | Chi phí làm mái ngói | Chi phí làm mái tôn |
Chi phí vật liệu | 170.000 – 380.000đ/m² (đối với ngói) | 265.000 – 560.000đ/m² (đối với tôn) |
Chi phí vật liệu phụ | + Màng chống thấm: 50.000đ/cuộn
+ Vữa xây dựng: 100.000đ/m³ + Đinh ngói: 50.000đ/kg + Li tô: 40.000đ/cây |
10.000 – 20.000đ/m² (keo, ốc vít, silicone) |
Chi phí nhân công | + Thi công khung kèo: 300.000đ/m² – 500.000đ/m²
+ Lợp ngói: 200.000đ/m² – 300.000đ/m² + Vận chuyển vật liệu: Tùy thuộc vào địa điểm và số lượng vật liệu) |
50.000 – 90.000đ/m² (tuỳ vào kỹ thuật thi công) |
Chi phí khác | + Thiết kế mái: 100.000đ/m² – 200.000đ/m²
+ Giấy phép xây dựng: Tùy thuộc vào quy định địa phương + Vệ sinh sau thi công: 50.000đ/m² |
10.000 – 20.000đ/m² (vận chuyển, giàn giáo, máy móc…) |
Chi phí bảo trì | 2% – 5% chi phí lợp ngói ban đầu (thay thế mái hỏng, làm sạch, phủ lớp bảo vệ,…) | 20.000 – 50.000đ/m²/năm (dễ thay thế, sửa chữ) |
Tổng chi phí ước tính | Chi phí làm mái ngói dao động trong khoảng 820.000 – 1.430.000đ/m² | Chi phí làm mái tôn dao động trong khoảng 335.000đ – 690.000đ/m² |
3. Nên lợp tôn hay ngói?
Nên lợp tôn hay ngói? Bạn nên chọn lợp mái tôn nếu muốn tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian thi công và giảm tải trọng cho công trình. Mái tôn phù hợp với những ngôi nhà hiện đại, thiết kế tối giản hoặc công trình có ngân sách hạn chế. Ngoài ra, loại mái này còn có khả năng chống thấm tốt, giúp bảo vệ ngôi nhà trước tác động của thời tiết. Nếu bạn ưu tiên một giải pháp kinh tế, dễ thi công và bảo trì, mái tôn là lựa chọn hợp lý.
Ngược lại, mái ngói là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đề cao tính thẩm mỹ, độ bền và khả năng cách nhiệt, cách âm. Loại mái này phù hợp với những công trình mang phong cách truyền thống, sang trọng, giúp không gian luôn mát mẻ vào mùa hè và yên tĩnh khi trời mưa. Dù chi phí và thời gian thi công cao hơn mái tôn, nhưng với độ bền lâu dài và khả năng bảo vệ tốt, mái ngói vẫn là lựa chọn lý tưởng cho những ai coi trọng chất lượng và giá trị sử dụng lâu dài.
Không giống như nhiều loại vật liệu mái khác có thể xuống cấp nhanh chóng dưới tác động của thời tiết, mái ngói có tuổi thọ lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm năm. Nhờ vào chất liệu đất sét nung hoặc bê tông xi măng cùng quy trình sản xuất hiện đại, mái ngói có khả năng chống bào mòn, chịu lực tốt và ít bị ảnh hưởng bởi nắng, mưa hay gió bão.
Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn giữa nên lợp tôn hay ngói:
- Ngân sách: Nếu tài chính hạn chế, mái tôn là giải pháp tiết kiệm hơn. Ngược lại, nếu bạn ưu tiên chất lượng và độ bền, mái ngói là lựa chọn tối ưu.
- Điều kiện khí hậu: Ở những vùng có khí hậu nóng hoặc mưa nhiều, mái ngói giúp tăng khả năng cách nhiệt, chống nóng và chống ồn hiệu quả hơn.
- Kiến trúc công trình: Mái ngói phù hợp với các thiết kế truyền thống, biệt thự cổ điển, trong khi mái tôn dễ dàng kết hợp với phong cách hiện đại, tối giản.
- Thời gian thi công: Nếu
Những mái nhà ngói vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, sang trọng, bền đẹp theo thời gian bạn cần hoàn thiện công trình nhanh chóng, mái tôn sẽ là lựa chọn phù hợp do quá trình lắp đặt đơn giản hơn so với mái ngói.
Tóm lại, việc lựa chọn giữa mái tôn và mái ngói phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngân sách, điều kiện khí hậu, mục đích sử dụng và phong cách kiến trúc.
- Nếu bạn cần một giải pháp tiết kiệm chi phí, thi công nhanh chóng, mái tôn là lựa chọn phù hợp.
- Nếu bạn ưu tiên độ bền, khả năng cách nhiệt và thẩm mỹ cao, mái ngói sẽ là sự đầu tư lâu dài.
Ngoài ra, có thể kết hợp cả hai loại mái trong một công trình, ví dụ sử dụng mái tôn cho khu vực phụ trợ và mái ngói cho không gian chính để tối ưu hóa chi phí và công năng sử dụng.
Mái nhà không chỉ là lớp bảo vệ mà còn là yếu tố quan trọng tạo nên sự thoải mái và thẩm mỹ cho không gian sống. Việc nên lợp tôn hay ngói cần cân nhắc dựa trên ngân sách, điều kiện môi trường và phong cách kiến trúc. SCG VLXD hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có đủ thông tin để đưa ra quyết định phù hợp, giúp ngôi nhà của mình luôn vững chắc và đẹp mắt.
Nếu gia chủ cân nhắc về việc lợp mái bằng ngói, có thể tham khảo thêm các catalogue sản phẩm ngói tại đây:
Ngoài ra, gia chủ có thể liên hệ với SCG qua các kênh sau để được tư vấn chi tiết về công năng, mẫu, màu ngói, điều kiện bảo hành ngói:
- HOTLINE: 1900.57.57.51
- EMAIL: [email protected]
- Fanpage: https://www.facebook.com/SCGBrandVietnam
Bài Viết Liên Quan