Cách xử lý vết nứt tường nhà nhanh chóng, hiệu quả
Tường nhà đóng vai trò bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động của thời tiết và môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, tường nhà có thể bị nứt do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Vậy nguyên nhân dẫn đến việc gây nứt tường là gì? Cách xử lý vết nứt tường nhà như thế nào? Cùng xem bài viết dưới đây của SCG vật liệu xây dựng để nắm rõ thông tin hơn nhé!
1. Nguyên nhân khiến tường nhà bị nứt
Khi tường nhà bị rạn nứt, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm mà chủ nhà cần phải xử lý ngay. Nếu không xử lý sớm sẽ dẫn đến nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng trước khi tìm hiểu biện pháp xử lý, sau đây là một vài nguyên nhân khiến tường nhà bị rạn nứt:
- Xây nhà trên nền đất yếu
Xây nhà trên nền đất yếu, không tính toán kỹ nền móng trước khi xây nên sau một thời gian sử dụng, nhà sẽ bị lún. Do lún không đồng đều nên công trình bị nứt nghiêm trọng, thậm chí là sụp đổ, nứt cả vách nhà. Nếu nhà bị nghiêng nặng thì sẽ xuất hiện các vết nứt lớn, rất nguy hiểm khi ở và làm việc trong nhà. Lúc này, việc sửa chữa và hoàn thiện lại cũng mất chi phí và thời gian khá lớn.
- Kỹ thuật, thi công xây dựng kém
Khi thi công móng, các vấn đề kỹ thuật gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình bao gồm:
-
- Gia cố, ép cọc, thi công nền móng không đúng kỹ thuật.
- Bê tông không đạt tiêu chuẩn hoặc mác bê tông không phù hợp với kết cấu chịu lực của ngôi nhà
- Cốt thép chất lượng thấp: bố trí thép mỏng, bản rộng.
- Giằng thép kém chất lượng, không bền.
- Để mạch ngừng khi đang thi công thiết kế.
- Sử dụng các vật liệu khác nhau để trộn bê tông giữa các lần thi công.
- Không tính toán trước khả năng chịu lực của tường và xây dựng nhà vượt quá ngưỡng này làm cho tường bị nứt, nhà bị nghiêng.
- Tường nứt bởi các tác nhân nhiệt độ, thời tiết
Thời điểm nắng gắt sẽ khiến vật liệu xây co ngót quá nhanh, không có thời gian cho xi măng kết dính thành tường nên tạo thành những vết nứt chân chim. Ngoài ra, thời tiết biến đổi cũng dẫn đến tình trạng co dãn vì nhiệt. Từ đó lâu dần trên tường sẽ hình thành nên các vết nứt.
- Tường nứt do tô, trát không kỹ
Việc tô, trát không đạt tiêu chuẩn được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tường gạch bị nứt ngang. Bởi lẽ, những vết nứt sẽ xảy ra ở vị trí lớp trát không đạt tiêu chuẩn, khi gạch men và gạch bê tông xây dựng không được khớp nhau. Chính vì thế, tường nhà sẽ xuất hiện các lỗ hổng to nhỏ, không tạo được liên kết chặt chẽ giữa các viên gạch nên sẽ dễ gây ra nứt tường về sau.
- Sử dụng sơn kém chất lượng
Sơn kém chất lượng cũng là lý do làm bức tường nhà bạn bị rạn nứt. Do vậy, bạn nên cẩn trọng để lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu và đảm bảo chất lượng công trình. Đây cũng là lý do chủ yếu dẫn tới việc tường nhà kém chất lượng.
Ngoài ra, các loại sơn dầu kém chất lượng, màng sơn không có khả năng đàn hồi và kết dính thì khi có ảnh hưởng bởi thời tiết gây ra các hiện tượng rạn nứt, bong tróc, từ đó sẽ làm giảm đi khả năng bảo vệ của sơn dầu với công trình.
- Tường nứt vì thời gian sử dụng đã quá lâu
Khi sử dụng đã quá lâu, công trình, nhà ở đã cũ và xuống cấp thì tường cũng có thể bị nứt. Tuổi thọ của công trình khi đã cao thì kết cấu như sàn, mái, móng, gạch… cũng sẽ bị mục, nứt, sụt, lún… theo thời gian nên gây ra tình trạng nứt tường cũng là điều dễ hiểu.
- Sử dụng sản phẩm xi măng xây tô kém chất lượng
Việc sử dụng xi măng xây tô không rõ nguồn gốc, kém chất lượng cũng góp phần làm cho bề mặt tường nhà bị nứt. Các sản phẩm này thường không mang lại tuổi thọ cao, khả năng chịu lực và sức bền thấp dẫn đến tường nhanh bị bong tróc, vỡ.
Bạn nên chọn sản phẩm xi măng xây tô chuyên dụng chất lượng cao như xi măng xây tô SCG Super Wall. Công nghệ SCG Nano trong SCG Super Wall tạo khả năng gắn kết cực kỳ vững chắc, hạn chế tối đa các lỗ rỗng tạo ra do quá trình pha trộn xi măng, tạo ra sản phẩm cải tiến với chất lượng vượt trội.
Xi măng sử dụng công nghệ nano mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như: Độ bám dính chắc chắn, tính dẻo dai, đàn hồi cao, và khả năng cách nhiệt cao. Với các đặc điểm nổi bật như vậy mới có thể bảo vệ tường nhà công trình vững chắc và bền lâu được.
2. Tường nhà bị nứt ảnh hưởng như thế nào đến ngôi nhà?
Sau đây là một số hậu quả khi tường nhà bị nứt gây nên cho ngôi nhà:
- Tường nhà sẽ bị thấm nước: Chỉ cần một khe nhỏ cũng làm nước thấm qua và lan ra các vùng lân cận khiến cả công trình bị dột, gây ảnh hưởng về kết cấu và thẩm mỹ cũng như chất lượng của công trình.
- Về thẩm mỹ: Việc thấm nước ra phía ngoài sẽ dẫn đến xuất hiện các đám rêu mốc xấu xí.. Hơn nữa, đám rêu mốc này không chỉ xuất hiện một vùng, một khu vực mà sẽ mọc um tùm nguyên cả mảng tường gây mất thẩm mỹ cho công trình.
- Nguy cơ nứt rộng dài càng ngày càng tăng: Khi xuất hiện một vết nứt nhỏ, bạn không nên chủ quan bỏ mặc vết nứt này, vì nếu không được trám kín thì lâu ngày sẽ làm cho vết nứt rộng và dài ra. Lúc đó, kinh phí khắc phục sẽ nhiều hơn so với ban đầu.
- Nơi trú ngụ của nhiều sinh vật có hại: Các vết nứt rộng nếu để lâu ngày không được xử lý thì sẽ trở thành nơi vùi lấp rất nhiều con côn trùng bẩn như gián, chuột, thằn lằn… và có hại cho chúng ta. Chúng trú ngụ và gây ra không khí ô nhiễm, ẩm ướt và rất khó chịu. Một khi hít vào không khí này sẽ làm cho bạn và người nhà bị nhiễm những căn bệnh về đường hô hấp như là: viêm xoang, viêm phế quản, nấm phổi…
3. Cách xử lý tường nhà bị nứt hiệu quả
3.1. Sử dụng vữa xi măng xử lý vết nứt nhỏ
Vết nứt tường nhỏ sẽ xuất hiện khi kỹ thuật tô trát không đạt chất lượng. Bạn cũng có thể tự xử lý nhanh gọn theo các bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Đục lớp vữa cũ dọc theo các vết nứt chân chim trên tường.
- Bước 2: Làm vệ sinh sạch sẽ.
- Bước 3: Tưới ẩm bằng nước sạch.
- Bước 4: Bịt lại bằng vữa xi măng, cát mịn.
- Bước 5: Đợi 7 – 10 ngày thì tô trát hoàn thiện công trình.
Tùy thuộc vào độ rộng của vết nứt, chủ nhà hoặc thợ thầu có thể đưa ra các phương án xử lý phù hợp. Ví dụ như sau khi tô tường xong có thể xảy ra các vết nứt chân chim, chúng ta có thể sử dụng bột trét tường để xử lý.
Đối với vết nứt có độ rộng lớn khoảng 1cm thì cần có cốt thép để gia cố vết nứt. Sau đó dùng vữa xi măng để trám vào vết nứt.
3.2. Xử lý vết nứt tường nhà bằng keo Bò Húc QUICK NAIL
Phương pháp này được ứng dụng khi vết nứt có khả năng nứt thêm, cần phải chống ẩm ngay. Các bước tiến hành khá đơn giản, bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Vệ sinh loại bỏ bụi bặm bám trên đường nứt, dùng chổi cọ vệ sinh sạch vết nứt.
- Bước 2: Cắt đầu keo sao cho vừa với vết nứt.
- Bước 3: Xịt heo vào đường ron
- Bước 4: Dùng trét/dụng cụ chuyên dùng để vét đường keo trên tường.
- Bước 5: Sau khi xử lý chờ khoảng 30p đến 1h để keo khô hẳn sau đó sẽ lăn một lớp sơn lót lên trên .
- Bước 6: Dùng sơn phủ để phủ lên đường ron đã trét keo.
Quý khách hàng có thể tìm hiểu thêm về các tính năng của keo dán đa năng Quick Nail tại đây hoặc liên hệ với SCG qua thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
- Địa chỉ:
- Trụ sở chính: Thôn Cương Trung C, Xã Tiến Hóa, Huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình
- Văn phòng miền Trung: 59 Lê Duẩn, Hải Châu, Đà Nẵng
- Văn phòng miền Nam: Tòa nhà An Phu Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng , Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website: https://scgvlxd.com/
- Số điện thoại: 1900575751
- Email: [email protected]
3.3. Xử lý vết nứt tường nhà bằng Sika
Cách xử lý vết nứt tường nhà với Sika chống nứt là một trong những cách xử lý mà được nhiều người lựa chọn. Quy trình xử lý vết nứt tường bằng Sika cần ghi nhớ là:
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vết nứt tường gạch.
- Bước 2: Dùng dụng cụ cắt bê tông cắt hình chữ V dọc theo tâm vết nứt rộng khoảng 2cm, sâu khoảng 1.5 cm.
- Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ vết cắt của vết nứt.
- Bước 4: Trám toàn bộ vết cắt với hóa chất Sikadur 731, hoặc phun Sikaflex Construction AP tùy theo từng tình huống.
3.4. Xử lý vết nứt tường nhà bằng lưới chống nứt tường (lưới mắt cáo)
Xử lý nứt tường trong và ngoài nhà bằng lưới chống nứt tường ở các chỗ nguy hiểm có khả năng nứt cao như vị trí tiếp giáp tường – cột hay tại vị trí góc cửa chính ra vào, cửa sổ. Với hiện tượng nứt tường như trên, chủ nhà nên tiến hành xử lý bằng việc gia cố lưới thép bê tông chống nứt bị biến dạng hay co ngót như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, trát một lớp vữa thật mỏng lên khu vực đã lót lưới thép chống nứt đủ để bảo vệ lưới thép.
- Bước 2: Trải lưới thép lên khu vực đã trát vữa.
- Bước 3: Trát tiếp lớp vữa mỏng phía trên.
- Bước 4: Sau đó trát toàn bộ mặt tường.
Bài viết trên đây là các nguyên nhân và cách xử lý vết nứt tường nhà hiệu quả mà SCG tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua đây bạn sẽ tìm ra được phương pháp phù hợp cho vấn đề của công trình nhà mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì liên hệ trực tiếp SCG để được giải đáp kịp thời bạn nhé!
→ Có thể bạn quan tâm:
SCG Việt Nam
Bài Viết Liên Quan